Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất

1001
Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất

Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là một tài liệu quan trọng được sử dụng trong trường hợp xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Khi tai nạn xảy ra, một trong hai bên liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường để giải quyết tình huống một cách công bằng và hợp pháp. Việc có biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông đảm bảo các vấn đề phát sinh sau tai nạn được xử lý một cách rõ ràng và có sự thỏa thuận từ cả hai bên.

Vậy “Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất

Tải xuống Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất

Hướng dẫn viết Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất

Phần mở đầu

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

– Tên biên bản: ghi rõ “Biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông”

– Ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm: các thông tin này cung cấp thời gian, địa điểm nơi làm biên bản

Phần nội dung

Trong Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông có 02 nội dung chính bao gồm: 

– Nội dung sự việc dẫn đến bồi thường: cần trình bày chi tiết và đầy đủ, bao gồm diễn biến, hậu quả của sự việc, cũng như các thiệt hại mà hai bên phải chịu. Theo đó có thể tính toán được giá trị tổn thất thực tế và xác định số tiền bồi thường một cách hợp lý và công bằng cho tất cả các bên liên quan.

– Nội dung thỏa thuận: ghi rõ nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau bao gồm:

+ Điều 1 sẽ đề cập tới giá trị bồi thường khi cả hai bên đã đạt được các thỏa thuận liên quan đến việc bồi thường.

+ Điều 2 sẽ xác định thời gian thực hiện việc bồi thường, ví dụ: “Bên A sẽ tiến hành bồi thường kể từ ngày lập biên bản đến ngày…, Bằng hình thức trả tiền trực tiếp như đã nêu trong khoản 1 cho bên B.”

+ Điều 3 sẽ thể hiện cam kết của các bên, “Bên A cam kết sẽ tự nguyện chi trả số tiền đã nêu ở trên cho Bên B, số tiền này là hợp pháp. Bên B cam kết nhận số tiền bồi thường về tổn thất vật chất và tinh thần của Bên A là … và cam kết không khiếu nại hoặc khiếu kiện Bên A tới cơ quan pháp luật.”

+ Điều 4 sẽ đề cập đến các điều khoản chung của hai bên về thỏa thuận. “Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 2 (hai) bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên sẽ giữ 1 bản.”

Phần cuối biên bản

Trong phần cuối của Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông, cần có thông tin về chữ ký, đầy đủ họ và tên của hai bên thỏa thuận, là bên bồi thường và bên nhận bồi thường. Đây là những thông tin quan trọng để xác nhận rằng hai bên đã hoàn thành thỏa thuận. Nếu không có chữ ký của hai bên, biên bản thỏa thuận có thể bị coi là vô hiệu. Ngoài ra, cần cung cấp họ tên và chữ ký của người làm chứng để xác thực thông tin kỹ lưỡng hơn. Vì vậy, sau khi trình bày các nội dung trước, không được quên thêm thông tin này trong phần kết.

Quy định về biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

Biên bản thỏa thuận về tai nạn giao thông là một văn bản ghi chép sự thỏa thuận và đàm phán giữa các bên liên quan đến việc bồi thường thiệt hại sau một vụ tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Lưu ý khi viết Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

Việc viết biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông có thể chọn giữa nhiều hình thức viết khác nhau. Có thể viết bằng tay hoặc đánh máy, tuy nhiên, quan trọng nhất là phải đảm bảo tất cả các thông tin cần thiết được ghi đầy đủ và chi tiết.

Nội dung cần được trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung cần thiết. Khi trình bày cần chú ý đến hình thức về việc lựa chọn cỡ chữ, khoảng cách dòng, căn lề,… khi viết văn bản đánh máy. Còn nếu viết tay thì cần phải trình bày một cách sạch đẹp, không tẩy xóa hay viết đè chữ lên nhau,… để biên bản được đảm bảo sạch sẽ nhất.

Vấn đề “Mẫu biên bản tự thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu sơ yếu lý lịch 2023 hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Quy định pháp luật đền bù trong tai nạn giao thông

Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông mới năm 2023

Mức bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông thế nào?

“Người nào có những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
Khi va chạm giao thông và có thiệt hại xảy ra, bên có lỗi phải bồi thường cho bên thiệt hại. Hình thức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Cụ thể trách nhiệm bồi thường bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm: tài sản bị hủy hoại hay hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản hư hỏng, thiệt hại khác do luật định,…
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
+ Thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại; trong trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điểm đ, khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với người điều khiển xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy như sau:
“ 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”

5/5 - (1 bình chọn)