Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu mới nhất

54
mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu

Việc chuyển nhượng đất cho cháu có thể xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như muốn hỗ trợ tài chính, thừa kế gia sản, hoặc sự chuyển đổi trong quản lý tài sản. Để thực hiện việc này một cách hợp pháp, mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu có vai trò quan trọng trong quá trình này.

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu mới nhất” nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu mới nhất

Tải xuống mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu

Mời bạn xem thêm về: Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho con được quy định mới hiện nay.

Thủ tục chuyển nhượng đất cho cháu

Hiện nay, thủ tục chuyển nhượng đất cho cháu được quy định gồm 04 bước cơ bản. Bước đầu tiên là việc chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực. Bước thứ hai là việc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Bước ba là sự tham gia của cơ quan quản lý địa phương, bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai, để tiến hành quy trình xử lý hồ sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển lên Sở Tài Nguyên và Môi trường để thực hiện thủ tục cấp sổ đất mới cho người nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Khi hoàn tất các bước trên, người chuyển nhượng sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.”

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc bộ phận một cửa liên thông.

– Hộ gia đình; cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

Bước 3. Tiếp nhận và giải quyết

– Khi đã tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện hoặc UBND cấp xã sẽ chuyển thông tin liên quan đến nghĩa vụ tài chính tới cơ quan thuế để thực hiện xác định.

– Sau khi nhận được thông báo về việc nộp tiền, bao gồm thuế và lệ phí thì sẽ thực hiện thanh toán dựa trên thông báo đó.

– Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận thông tin về chuyển nhượng hoặc tặng đất vào Sổ địa chính và cập nhật thông tin xác nhận này vào Giấy chứng nhận.

Bước 4. Trả kết quả.

Thời gian giải quyết: Thông thường, theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn xử lý hồ sơ không vượt quá 10 ngày tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chồng tặng quyền sử dụng đất cho vợ, việc này có thể coi là việc chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng sang tài sản chung, mà đã hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, thời gian xử lý trong trường hợp này không vượt quá 5 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Lưu ý: Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày và thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ.

Thủ tục chuyển nhượng đất cho cháu

Ông bà chuyển nhượng đất cho cháu có phải nộp thuế không?

Việc ông bà chuyển nhượng đất cho cháu là một trường hợp khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người thường băn khoăn về việc có phải nộp thuế hay không? Để giải quyết thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu quy định về thuế trong trường hợp chuyển nhượng đất từ ông bà cho cháu trong bài viết dưới đây.

Theo Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Nghị định số 140/2016/NĐ-CP trường hợp ông bà chuyển nhượng đất cho cháu sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản và thuế trước bạ nhà đất. Cụ thể như sau:

Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:

“Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”

Theo Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP quy định:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Để được miễn thuế phí, trong hồ sơ chuyển nhượng đất phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ giữa cháu và ông bà như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…

Mời bạn xem thêm: mẫu sơ yếu lý lịch 2023 được cập nhật mới hiện nay.

Vấn đề “Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho cháu mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Cách tính thuế tặng cho quyền sử dụng đất?

Đối với thuế thu nhập cá nhân: Mức tiền thuế phải nộp bằng 10% giá trị quyền sử dụng đất nhận được (giá của thửa đất nhận được: thông thường các bên thường lấy giá bằng giá tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định để tiền thuế phải nộp là thấp nhất nhưng không trái luật)
Đối với lệ phí trước bạ: Mức lệ phí trước bạ phải nộp = (0,5%) x (Giá đất tại bảng giá đất) x (Diện tích nhận tặng cho)
Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định (mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau)
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết tỉnh (mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau)

Trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất?

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

5/5 - (1 bình chọn)