Mẫu đơn ký giáp ranh đất chuẩn quy định năm 2023

407
Mẫu đơn ký giáp ranh đất chuẩn quy định năm 2023

Khi tiến hành đo đạc, xác nhận ranh giới đất cần có chữ ký của người sử dụng đất liền kề trong một số trường hợp theo quy định. Việc ký giáp danh đất sẽ thể hiện được sự đồng ý của người sử dụng đất về việc không có tranh chấp về ranh giới đất. Chính vì vậy, đơn ký giáp ranh đất rất quan trọng khi đo đạc, xác nhận lại ranh giới thửa đất. Nếu bạn đang lúng túng trong việc viết đơn ký giáp ranh đất, hãy tham khảo Mẫu đơn ký giáp ranh đất chuẩn quy định dưới đây của Timluat nhé.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục xin chữ ký giáp ranh?

Không phải trong mọi trường hợp đều cần ký giáp ranh đất (ký xác nhận vào bản mô tả thửa đất).

Thông thường thì ký giáp ranh được áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu.

Căn cứ theo khoản 2.1, Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định:

“2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;”

Theo Phụ lục số 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định phải xin chữ ký của người sử dụng đất, chủ quản lý đất liền kề để xác nhận ranh giới, mốc giới sử dụng đất.

Do đó, sẽ không phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất theo mẫu Phụ lục số 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và không phải xin chữ ký giáp ranh của hộ liền kề khi thuộc các trường hợp nêu trên.

Trước đây, tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT (văn bản đã hết hiệu lực) thì ký giáp ranh là thủ tục bắt buộc khi đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu.

Hiện tại, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT đã được thay thế bởi Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, theo đó thì thủ tục ký giáp ranh không còn được quy định là bắt buộc nữa.

Nói cách khác, việc ký giáp ranh đất được đặt ra trong một số trường hợp như:

  • Cấp sổ đỏ lần đấu;
  • Cấp lại sổ đỏ/đổi sổ đỏ mà phải đo đạc lại diện tích thửa đất;
  • Trường hợp đo đạc, lập/cập nhật bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính…;
  • Trường hợp thực hiện kiểm kê đất đai theo chu kỳ;
  • …;
Mẫu đơn ký giáp ranh đất chuẩn quy định năm 2023

Người sử dụng đất liền kề không ký giáp ranh có được cấp Sổ đỏ?

Tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Điều 7. Từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;

b) Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định;

c) Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật;

d) Thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

đ) Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;

e) Không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp có căn cứ từ chối hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gửi văn bản kèm theo hồ sơ cho người nộp hoặc chuyển văn bản và hồ sơ đến bộ phận một cửa, Ủy ban nhân dân cấp xã để trả lại cho người nộp.

Theo đó, khi người sử dụng đất liền kề không ký giáp ranh vẫn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đủ điều kiện theo quy định. Không ký giáp ranh sẽ không đồng nghĩa với việc tranh chấp đất đai.

Việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp sổ đỏ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Mẫu đơn ký giáp ranh đất

Cách ghi Đơn ký giáp ranh đất

(1) Ghi đầy đủ họ tên của người đang sử dụng đất và địa chỉ thửa đất (ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất).

(2) Ghi họ và tên của tất cả người sử dụng đất liền kề với thửa đất cần ký giáp ranh và thông tin về số thửa, số tờ bản đồ (nếu có).

(3) Ký và ghi rõ họ tên từng người sử dụng đất (đây là nội dung quan trọng nhất của đơn ký giáp ranh vì thể hiện được việc đồng ý của người sử dụng đất về việc không có tranh chấp ranh giới).

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn ký giáp ranh đất chuẩn quy định năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học. Hy vọng có thể giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không?

Căn cứ theo khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất;
Do đó, nếu đáp ứng những điều kiện nêu trên thì có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bình thường.
Nói cách khác, ký giáp ranh không phải là điều kiện được chuyển nhượng đất, hay chuyển nhượng đất không buộc phải ký giáp ranh.

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh xử lý thế nào?

Khi hàng xóm, người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì có một số cách xử lý như sau:
– Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của người đang sử dụng đất nếu không thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
– Đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận trả lời bằng văn bản về việc từ chối thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vì lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh.
Theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ niêm yết công khai hiện trạng thửa đất, tình trạng tranh chấp,… tại trụ sở UBND và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày và xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).
Có thể thấy điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của người sử dụng đất liền kề.
 Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai nếu như hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có đơn tranh chấp. Khi giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu như có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng việc thực hiện thủ tục và cơ quan nhà nước sẽ hướng dẫn các bên thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.
Ngoài ra, nếu như hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp thì người sử dụng đất có thể khởi kiện đối với hành vi cản trở đó.

5/5 - (1 bình chọn)