Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất năm 2023

145
mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

Trong trường hợp phát hiện cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc vi phạm các quy định về quản lý nhà nước, cá nhân có trách nhiệm tiến hành tố cáo hành vi vi phạm này cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét và giải quyết. Việc viết mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức cần phải tuân theo các quy định và nguyên tắc cụ thể. Vậy “Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất năm 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

Download Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.18 KB]

Hướng dẫn viết Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

Khi xảy ra các hành vi vi phạm, tham nhũng, lạm dụng quyền lực hoặc bất kỳ hành vi sai trái nào từ phía cán bộ công chức, việc tố cáo là một hình thức để đảm bảo tính trung thực, công bằng và trong sáng trong hoạt động của các cơ quan chính phủ. Tố cáo giúp làm sáng tỏ những sai phạm và khuyết điểm trong hành vi của các cán bộ công chức, đồng thời đóng vai trò trong việc xây dựng một xã hội công bằng và văn mình. Theo quy định của Luật Tố cáo, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm tố cáo;

– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Cách điền mẫu Đơn tố cáo nêu trên như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;

(10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo

(17) Tên của hành vi. Chẳng hạn: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

(18) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại…

Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

Quy định về tố cáo cán bộ công chức

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp một cá nhân biết về việc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc công vụ hoặc vi phạm trong việc quản lý nhà nước của một cán bộ hoặc công chức mà hành vi đó gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cá nhân có trách nhiệm báo cáo về hành vi vi phạm của cán bộ hoặc công chức đó cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền để biết và xử lý hành vi vi phạm.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau: 

“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Cơ quan, tổ chức.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.”

Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức nộp ở đâu?

Cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo chịu trách nhiệm tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo cần đảm bảo họ đang gửi tố cáo đến địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền đã công bố. Trong trường hợp tố cáo liên quan đến hành vi của cán bộ công chức, người tố cáo nên tố cáo tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi cán bộ công chức đó đang công tác hoặc cư trú. Điều này đảm bảo rằng thông tin tố cáo sẽ được chuyển đến đúng địa điểm để được xem xét và giải quyết.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định về tiếp nhận tố cáo như sau:

“Điều 23. Tiếp nhận tố cáo

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.”

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo cán bộ, công chức là gì?

Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định tố cáo:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
Theo quy định trên, tố cáo cán bộ, công chức là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Có bao nhiêu hình thức tố cáo cán bộ, công chức?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 ta có hai hình thức tổ cáo đó là bằng đơn tố cáo hoặc bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
– Tố cáo bằng đơn tố cáo: Đơn tố cáo được trình bày theo mẫu, mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức là mẫu văn bản trình bày các thông tin của người bị tố cáo ( cán bộ, công chức) cùng với những hành vi vi phạm mà họ gây ra để gửi và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để họ có những biện pháp xử lý và ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại cho cá nhân, cho xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chung hợp pháp.
– Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
+ Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ các nội dung như mục.
+ Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)