Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân theo quy định mới

214
Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân theo quy định mới

Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân là mẫu văn bản chuẩn nó được sử dụng để hoàn tất thủ tục xin thôi việc. Đơn xin nghỉ việc này sẽ trình bày những lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động muốn bên cạnh đó thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của bản thân người lao động. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Khái niệm về đơn xin nghỉ việc

Đơn xin nghỉ việc là thông báo của người lao động gửi tới người sử dụng lao động khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng, đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động và là căn cứ để hoàn tất các thủ tục nghỉ việc đúng quy định của pháp luật lao động.

Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc

Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân theo quy định mới

– Phần mở đầu đơn xin thôi việc:

Đơn xin thôi việc luôn bắt đầu bằng Quốc hiệu và tiêu ngữ:

Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.

Tiêu ngữ ghi trên văn bản “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

Sau quốc hiệu, tiêu ngữ là tên của loại đơn hành chính viết “ĐƠN XIN THÔI VIỆC/ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn và nổi bật.

– Phần nội dung:

Phần nội dung của đơn xin thôi việc là phần quan trọng nhất, khi viết nội dung của đơn xin thôi việc người viết cần lưu ý viết đầy đủ các mục chính sau:

+ Nơi/người nhận đơn:

Người viết ghi “Kính gửi…” sau đó ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn và các bộ phận/người liên đới chịu trách nhiệm đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc. Có thể là 1 hoặc nhiều nơi/người nhận.

+ Thông tin về bản thân của người viết đơn: người viết ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… thuộc bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị/doanh nghiệp.

+ Trình bày nguyện vọng xin thôi việc và ghi rõ lý do xin thôi việc là bởi vì hoàn cảnh gia đình.

+ Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc.

+ Ghi rõ chủ thể là người được bàn giao công việc/ làm chức vụ gì, phòng ban nào.

+ Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao.

+ Cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện.

+ Gửi lời cảm ơn đến đơn vị/ doanh nghiệp/ cá nhân và các chủ thể cần nêu rõ mong muốn đạt được nguyện vọng.

– Phần kết:

Đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình cũng bắt buộc phải có chữ ký và ghi rõ họ tên. Bên cạnh đó đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình còn có xác nhận và ý kiến của người phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm.

Cũng cần phải lưu ý như sau:

Trong phần nội dung đơn xin nghỉ việc thì lý do xin nghỉ việc được đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là trong mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình. Các lý do được người lao động đưa ra phải được viết ngắn gọn, thuyết phục thể hiện tinh thần cầu tiến.

Hậu quả pháp lý khi người lao động nghỉ việc trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Khuyến nghị:

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Tìm Luật để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc riêng …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng đồng lao động
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do do bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019.
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc trong trường hợp có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019.
– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, trong các trường hợp trên, người lao động được quyền nghỉ việc (thôi việc) mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động và cũng không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Thủ tục xin nghỉ việc đúng quy định Bộ luật lao đông gồm những bước nào?

Bước 1: Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc tới Ban lãnh đạo công ty/Thủ trưởng đơn vị/người đứng đầu cơ quan/tổ chức
Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn sau:
+ Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;
+ Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Bước 2: Làm việc với Bộ phận quản lý tiến hành bàn giao công việc
Sau khi được người sử dụng lao động đồng ý, người lao động sẽ tiến hành bàn giao công việc của mình cho người được phân công nhận bàn giao. Trong quá trình bàn giao, Người lao động có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.
Bước 3: Giải quyết chế độ lương, thưởng cho người lao động khi nghỉ việc
Sau khi công việc đã được bàn giao, người lao động sẽ được thanh toán các khoản lương, thưởng, trợ cấp (nếu có) trong thời làm việc tại công ty.
Ngoài ra, người lao động sẽ được công ty cấp quyết định nghỉ việc và hợp đồng lao động để làm căn cứ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (trường hợp chưa xin được chỗ làm mới).

5/5 - (1 bình chọn)