Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023

231
Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023

Hồ sơ đất đai (hay hồ sơ địa chính) là bộ tài liệu thể hiện các thông tin chi tiết về hiện trạng, địa vị pháp lý trong việc quản lý, sử dụng các thửa đất và tài nguyên đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai. Nhu cầu đất đai và thông tin phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tương ứng. Muốn xin trích lục hồ sơ nhà đất thì cần phải làm những gì và Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023 như thế nào? Cùng Tìm luật tìm hiểu nhé

Đơn xin trích lục hồ sơ địa chính là gì?

Đơn xin trích lục hồ sơ địa chính là văn bản do người sử dụng đất soạn thảo với các nội dung xin trích lục hồ sơ địa chính để làm căn cứ với mục đích xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định.

– Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan …

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về khái niệm hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
    Tại Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về thành phần hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ địa chính

  1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
    a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
    b) Sổ địa chính;
    c) Bản lưu Giấy chứng nhận.
  2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
    a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
    b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
    c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
    Theo đó, hồ sơ địa chính bao gồm những có các tại liệu sau đây:

Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:

Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

Sổ địa chính;

Bản lưu Giấy chứng nhận.

Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

  • Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
  • Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
  • Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023

Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023

Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính là văn bản do cá nhân đại diện người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất gửi đến cơ quan hành chính địa phương, xin cung cấp bản sao văn bản địa chính để làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ, yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản Đất đai liên quan đến đất đai quyết định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất đai theo quy định của Luật Đất đai.

Trích lục thửa đất là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Qua đó, người dân sao chép lại thông tin của một phần hoặc toàn bộ thửa đất như kích thước, hình dáng, vị trí,…Từ bản trích lục chính mà cơ quan có thẩm quyền lưu trữ để làm thủ tục cần thiết.

Người dân có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị trích lục thửa đất dưới đây:

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo các mẫu đơn khác như Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế, mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay được cập nhật mới hiện nay.

Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023

Trình tự, thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính

Trong một số trường hợp, người dân cần trích lục cơ quan đăng ký đất đai để hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký tài sản, cấp giấy chứng nhận, giải quyết tranh chấp đất đai,… thì có thể thực hiện thao trình tự, thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục trích lục bản đồ địa chính bao gồm:

Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (nếu yêu cầu trích lục địa chính, cung cấp dữ liệu đất đai) do cơ quan đăng ký đất đai cung cấp theo mẫu 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích đo địa chính thửa đất, khu đất (nếu yêu cầu trích đo) do cơ quan đăng ký đất đai cung cấp theo mẫu thống nhất;
Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan về sử dụng đất (bản sao);
Giấy tờ chứng minh nhân thân: chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Xem tính hợp lệ của phiếu và văn bản yêu cầu. Trường hợp có căn cứ xác định yêu cầu khi cấp trích lục bản đồ địa chính từ người yêu cầu thuộc trường hợp không có quyền cấp thì cần trả lời cho người yêu cầu thông qua văn bản và nói nguyên nhân từ chối vì sao.
  • Thông báo đến những tổ chức cá nhân về việc nộp chi phí theo pháp luật quy định.
  • Thực hiện cấp trích lục bản đồ địa chính cho người yêu cầu nếu thấy có đủ điều kiện.

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ xin trích lục địa chính ở đâu?

Cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với những nơi chưa thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để giải quyết theo quy định (gọi tắt là Phòng TN&MT).

Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như thế nào?

Đối với quy định về nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thì tại Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể như sau:
Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)