Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn mới nhất

335
Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Việc xây dựng nhà ở nông thôn là một mục tiêu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ cấu dân số ở các khu vực nông thôn. Để bắt đầu quy trình xây dựng nhà ở nông thôn, việc chuẩn bị tài liệu và các giấy tờ cần thiết là điều cần thiết. Một trong những giấy tờ quan trọng đó là Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn. Vậy “Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Tải xuống Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Mời bạn xem thêm thông tin: tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd

Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Để viết một mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn, cần tuân theo các hướng dẫn và quy định cụ thể của cơ quan quản lý địa phương. Khi viết đơn xin phép xây dựng nhà ở nông thôn, người viết cần cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác. Điều này giúp công trình có cơ hội được phê duyệt xây dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ nhất, về nơi gửi (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng):

Kính gửi: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất xây nhà ở (ghi rõ tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Thứ hai, về phần thông tin về chủ đầu tư:

Ghi chính xác họ tên của chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng công trình nhà ở đó;

Về các thông tin như địa chỉ, số điện thoại,… cần ghi đầy đủ, chính xác và trùng khớp với các loại giấy tờ quan trọng khác.

Thứ ba, thông tin công trình: cần điền chính xác công trình xây dựng của mình nằm trên lô đất số bao nhiêu, diện tích cụ thể, nằm ở địa chỉ số nhà, phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) nào.

Thứ tư, về nội dung đề nghị cấp phép

Cấp công trình: Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-BXD và khoản 2.1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD, công trình xây dựng được phân cấp theo quy mô kết cấu dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: Chiều cao, số tầng, tổng diện tích sàn,… trong đó, phổ biến nhất là chiều cao công trình.

Nếu chiều cao ≤ 06 mét: Cấp công trình là cấp IV.

Nếu chiều cao trên 06 mét và từ 28 mét trở xuống: Cấp công trình là cấp III.

Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): Ghi rõ diện tích (m2) dự kiến xây dựng.

Tổng diện tích sàn: Ghi diện tích (m2), trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.

Chiều cao công trình: Ghi tổng chiều cao nhà ở riêng lẻ, trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum.

Số tầng: Ghi tổng số tầng, trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.

Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn

Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn

Việc xây dựng nhà ở nông thôn yêu cầu tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý để đảm bảo theo quy định của pháp luật. Trong quá trình này yêu cầu phải xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn. Bạn có thể xem thêm về Mẫu bản cam kết xây dựng nhà ở mới theo quy định hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ, chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ; đề nghị xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. 

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn; có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền ghi giấy biên nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có sai sót; hoặc thiếu thì hướng dẫn cho chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ theo đúng quy định. 

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa, lấy ý kiến các cơ quan quản lý có liên quan

– Đối với các hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 07 ngày; kể ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thẩm định hồ sơ; kiểm tra thực địa để xác thực tính chính xác của các giấy tờ được nộp lên. Sau đó, cơ quan này có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước; về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ; kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm; trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. 

– Đối với hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày; cơ quan có thẩm quyền thông báo lại cho chủ đầu tư bằng văn bản; và hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo; thì cơ quan có thẩm quyền thông báo đến chủ đầu tư; về lý do không cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn trong thời hạn 03 ngày làm việc. 

Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Trường hợp hồ sơ sau khi thẩm định đã hoàn thiện; trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn. Căn cứ các quy định hiện hành; và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn; theo mẫu giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được pháp luật quy định; và trả kết quả cho chủ đầu tư.

Vấn đề “Mẫu đơn xin xây dựng nhà ở nông thôn mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào mà nhà ở nông thôn phải xin giấy phép xây dựng?

– Nhà ở nông thôn có quy mô trên 07 tầng;
– Nhà ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Không xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bị xử lý như thế nào?

Xin giấy phép xây dựng là nhiệm vụ mang tính bắt buộc mà người dân phải thực hiện khi tiến hành xây dựng các công trình thuộc diện phải xin phép với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, các cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Trong quá trình tiến hành xây dựng, người dân không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;
– Người dân không thực hiện thông thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định, chủ thể vi phạm cũng bị áp dụng mức xử phạt nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)