Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ mới nhất

485
mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ

Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ là một văn bản pháp lý quan trọng được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Đây là tài liệu thể hiện sự cam kết và quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan. Vậy “Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ

Download mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ

Mời bạn xem thêm: mẫu sơ yếu lý lịch 2023 được cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn viết mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ

Bảo lãnh nhân sự là một thủ tục hành chính quan trọng mà các bên sử dụng lao động thường đề ra để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc của người lao động tại công ty.

Bạn có thể xem thêm về: Mẫu giấy bảo lãnh nhân thân

Mặc dù chưa có mẫu giấy cụ thể từ cơ quan pháp luật, nhưng việc có bản cam kết bảo lãnh nhân sự giữa bên sử dụng lao động và người lao động là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn và thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, trong bản cam kết bảo lãnh nhân sự vẫn cần nêu một số thông tin cơ bản như sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Đây là phần không thể thiếu trong các văn bản

– Tên văn bản: GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ

– Thông tin của người bảo lãnh: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ; quan hệ với người được bảo lãnh.

– Thông tin của người được bảo lãnh: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân/căn cước côn dân; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ.

– Cam kết về việc bảo lãnh: Ví dụ: Trong quá trình làm việc tại Công ty, nếu Ông/Bà … (người được bảo lãnh) gây tổn thất đến tài sản của công ty thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng bồi thường thiệt hại thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

– Cam kết về tính chính xác của nội dung thông tin đã khai.

– Cuối cùng là xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn và chữ ký của người bảo lãnh.

(*) Khi viết giấy cam kết bảo lãnh, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:

– Khi ghi thông tin về người bảo lãnh, cần đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các thông tin cá nhân. Điều kiện bảo lãnh phải được ghi rõ, không được mập mờ hoặc ghi sai sự thật.

– Thông tin về người được bảo lãnh cần phải được điền đầy đủ và chính xác. Mục đích của việc bảo lãnh cũng cần được ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có căn cứ xem xét và quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo lãnh.

– Phần nội dung trong đơn bảo lãnh: Người bảo lãnh khi viết đơn cần trình bày một cách rõ ràng lý do tại sao họ đồng ý bảo lãnh cho người được bảo lãnh, và cũng cần cam kết chịu trách nhiệm bồi thường đối với mọi hành vi gây thiệt hại của người được bảo lãnh.

Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ

Các nội dung bắt buộc của cam kết bảo lãnh là gì?

Nội dung bắt buộc của mẫu đơn cam kết bảo lãnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự cam kết và trách nhiệm của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nội dung quan trọng mà một mẫu đơn cam kết bảo lãnh cần phải có như sau:

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về cam kết bảo lãnh như sau:

“Điều 15. Cam kết bảo lãnh

1. Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:

a) Các quy định pháp luật áp dụng;

b) Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;

đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;

e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

g) Nghĩa vụ bảo lãnh;

h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

k) Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.

3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.

5. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.”

Vấn đề “Mẫu giấy cam kết bảo lãnh của bố mẹ mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Giấy bảo lãnh dân sự là gì

Giấy bảo lãnh dân sự là văn bản cam kết do người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động, theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

Thẩm quyền và thời hạn hiệu lực cam kết bảo lãnh

Thỏa thuận, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ủy quyền ký cam kết bảo lãnh phải được lập bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 16 Thông tư 07/2015/TT-NHNN
Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh được pháp luật quy định tại Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

5/5 - (1 bình chọn)