Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH cho người khác

3131
Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH cho người khác

Hiện nay pháp luật Việt Nam thừa nhận hai hình thức đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Các đại diện ủy quyền đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong kinh doanh. Người giữ chức vụ giám đốc công ty do bận công việc không thể ở công ty thường xuyên nên cần viết giấy ủy quyền để cấp dưới thực hiện một hoặc một số công việc trong công ty. Nội dung giấy ủy quyền là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính kịp thời và linh hoạt cho các hoạt động của công ty. Trong bài viết dưới đây, Tìm luật sẽ giới thiệu đến quý độc giả Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH. Cùng tìm hiểu nhé

Giấy ủy quyền công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân cho phép một cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

Giấy ủy quyền của công ty TNHH có thể hiểu là văn bản được soạn thảo do giám đốc công ty TNHH ký xác nhận với nội dung ghi nhận người ủy quyền, chỉ định người đại diện của mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong giấy ủy quyền.

Đây là hình thức ủy quyền có thể coi như là bắt buộc để người được ủy quyền có đủ khả năng, quyền hạn đại diện cho người ủy quyền. Đa số các giấy ủy quyền đều phải được công chứng, chứng thực hoặc có con dấu pháp nhân. Giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc đối với người nhận ủy quyền, không buộc người đó phải thực hiện các công việc ghi trong Giấy ủy quyền.

Khi nào công ty TNHH cần sử dụng Giấy ủy quyền

Hiện nay, Giấy ủy quyền không được quy định trong các văn bản pháp luật. Trong Bộ luật Dân sự 2015 chỉ ghi nhận hợp đồng ủy quyền.

Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Giấy ủy quyền dù không được nhắc tới trong luật nhưng lại được sử dụng vô cùng phổ biến trong thực tế. Giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Nếu như hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng nên nó phải là sự thống nhất ý chí giữa 02 bên thì Giấy ủy quyền thường được lập đơn phương bởi bên ủy quyền.

Trong công ty, Giấy ủy quyền được sử dụng khi “sếp” ủy quyền cho nhân viên thực hiện một công việc hay giao dịch nào đó. Tuy nhiên, bên được ủy quyền có thể thực hiện hay không thực hiện công việc ấy. Đây là điểm khác với hợp đồng ủy quyền, đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, và vì thế có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Thời hạn ủy quyền trong Giấy ủy quyền thường được người ủy quyền tự định đoạt, là thời gian người đó cho là hợp lý để người nhận ủy quyền thực hiện vừa đủ công việc được ủy quyền. Còn trong hợp đồng ủy quyền, thời hạn này phải được 02 bên ngồi lại với nhau, thống nhất để đưa ra một mốc thời gian hợp lý cho cả 02 bên. Nếu 02 bên không thỏa thuận, hợp đồng ủy quyền có giá trị trong vòng 01 năm

Có thể thấy Giấy ủy quyền công ty thường được lập để ủy quyền cho nhân viên thực hiện các công việc đơn giản, không thật sự quan trọng, người được ủy quyền có thể chủ động thực hiện hoặc không.

Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH cho người khác

Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH cho người khác

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền của giám đốc công ty TNHH

Giấy ủy quyền của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn phải nêu được những nội dung như sau:

+ Thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền. Các thông tin cần cung cấp như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, chức vụ tại công ty TNHH, số CCCD,..

+ Nội dung ghi nhận người ủy quyền chỉ định người đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong giấy ủy quyền.

Cuối giấy ủy quyền của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.

+ Danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp thành viên công ty TNHH hai thành viên là tổ chức)

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền công ty TNHH cho người khác. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý, hay cung cấp các thông tin như điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề thắc mắc của quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thành lập công ty TNHH có được đăng ký nhiều ngành nghề được không?

Không giới hạn số lượng ngành nghề tối đa, tuy nhiên nên giới hạn trong các lĩnh vực dự kiến kinh doanh để đăng ký cho phù hợp.
Trong quá trình hoạt động, nếu cần mở rộng ngành nghề kinh doanh, Doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi.

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Căn cứ theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp do các thành viên trong công ty đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc là tổng giá trị mệnh giá các loại cổ phần đã bán, đã được đăng ký mua khi thực hiện thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Doanh nghiệp có thể xác định vốn điều lệ của công ty dựa trên một số căn cứ như: Khả năng tài chính của người góp vốn; quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty; các chi phí hoạt động thực tế của công ty (như chi phí thuê mặt bằng, máy móc, thiết bị, người lao động,…) sau khi thành lập, các dự án…

5/5 - (2 bình chọn)