Hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

162
Hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Nhiều trường hợp người lao động không thể liên hệ trực tiếp với cơ sở BHXH hoặc không thể đến công ty đề nghị cấp sổ BHXH trong thời gian quy định. Vì vậy, người được hưởng bảo hiểm xã hội có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện các thủ tục liên quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Khi ủy quyền cho người khác thực hiện các thủ tục nhận bảo hiểm xã hội thì cần có giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội. Vậy nội dung giấy ủy quyền như thế nào? Cùng Tìm luật theo dõi bài viết Hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội để hiểu hơn nhé.

Quy định về quyền của NLĐ về bảo hiểm xã hội

Điều 18 Luật Bảo xã hội 2014, quyền của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm:

– Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

+ Thông qua người sử dụng lao động.

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

+ Đang hưởng lương hưu;

+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Thủ tục ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH

Bước 1. Lập hồ sơ

Người hưởng lập hồ sơ theo quy định tại mục 2.3 (Thành phần hồ sơ).

Bước 2. Nộp hồ sơ

a) Đối với nhận chế độ BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp: Đến kỳ chi trả, người được ủy quyền nộp Giấy uỷ quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan Bưu điện, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thời khi người hưởng từ trần hoặc bị tạm dừng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo quy định, nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ BHXH.

b) Đối với nhận chế độ BHXH một lần: Người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH hoặc cơ quan Bưu điện nơi chi trả; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả hoặc Giấy nhận tiền.

c) Đối với nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: Người được ủy quyền nộp giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên phiếu chi.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Mẫu ủy quyền BHXH không được quy định cụ thể theo mẫu nào nhưng giấy ủy quyền BHXH phải có đầy đủ nội dung của giấy ủy quyền. Trường hợp có giấy ủy quyền đi lấy sổ bảo hiểm đủ điều kiện, các cơ quan, ban ngành có nhiệm vụ phối hợp với người có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết công việc.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [42.00 KB]

Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

(1) Nơi cứ trú: Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố).

(2) Nội dung ủy quyền

Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì… Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.

(3) Thời hạn ủy quyền

Về thời hạn ủy quyền thì sẽ do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ bắt đầu ủy quyền từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm (01) kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

(4) Chứng thực chữ ký của người ủy quyền

Giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải được chứng thực chữ ký của người ủy quyền. Tùy từng trường hợp mà là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý, hay cung cấp các thông tin mẫu đơn như đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề thắc mắc của quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Để nhận sổ bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ để nhận sổ bảo hiểm thay bao gồm:
– Những giấy tờ tùy thân của người ủy quyền: giấy chứng minh nhân dân hoặc công cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, sổ hộ khẩu.
– Những giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền: giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu
– Giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội
Khi đến công ty để lấy sổ bảo hiểm xã hội, người được ủy quyền phải tiến hành trình ra các giấy tờ tùy thân của mình và giấy ủy quyền được bên người có sổ bảo hiểm xã hội ủy quyền đi lấy sổ. Khi kí vào mục người nhận cần ghi rõ người đại diện và kí đầy đủ họ và tên.

Chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)