Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không 2023?

202
Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không 2023?

Có do nhiều lí do mà người lao động không thể tự mình đến lấy sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan, công ty cũ. Chính vì vậy, một số người có nhu cầu ủy quyền cho người khác đến lấy sổ bảo hiểm xã hội giúp mình. Vậy, Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không theo quy định năm 2023? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để nắm rõ hơn về vấn đề nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Có thể hiểu sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu ghi nhận thông tin của người tham gia loại hình bảo hiểm này, bao gồm:

– Họ tên người tham gia;

– Số sổ bảo hiểm xã hội;

– Ngày, tháng, năm sinh của người lao động;

– Giới tính: Nam/Nữ;

– Quốc tịch;

– Số giấy tờ tùy thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc CCCD;

– Thông tin về các chế độ mà người đó tham gia; quá trình đóng bảo hiểm xã hội qua từng giai đoạn, chi tiết về mức lương đóng bảo hiểm.

Sổ bảo hiểm xã hội dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, từ đó làm căn cứ để giải quyết các chế độ cho những người tham gia bảo hiểm theo đúng quy định.

Sổ bảo hiểm xã hội do ai giữ?

– Trước ngày 01/01/2016: Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội” của người lao động trong thời gian mà người lao động làm việc.

– Từ ngày 01/01/2016 đến thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, thì theo Luật này, người lao động sẽ có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã của mình (khoản 3 Điều 19).

Như vậy, ở thời điểm hiện tại thì sổ bảo hiểm xã hội do người lao động giữ.

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Khi công ty còn hoạt động

– Nếu công ty cũ vẫn còn hoạt động và đang giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thì người lao động có thể đến công ty và yêu cầu trả lại sổ.

Trường hợp công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể thực hiện cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

– Nếu công ty không hợp tác, từ chối chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại tới Thanh tra sở Lao động – Thương Binh và xã hội nơi mà công ty đặt trụ sở chính.

– Sau khi được giải quyết thì người lao động có thể nhận lại sổ bảo hiểm từ công ty cũ.

Khi công ty phá sản

Trường hợp công ty cũ đã phá sản, không còn hoạt động để tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần đến cơ quan bảo hiểm đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm cho đến thời điểm mà doanh nghiệp bị đóng cửa.

Nghỉ việc bao lâu thì doanh nghiệp phải trả sổ cho người lao động?

Khi một người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành:

– Báo giảm lao động: giải quyết trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);

– Làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm: Việc chốt sổ bảo hiểm sẽ diễn ra trong 05 ngày làm việc.

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ phải chờ khoảng 15 ngày để được giải quyết hồ sơ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội.

Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không 2023?

Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không?

Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người lao động như sau:

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định hiện nay thì người lao động sẽ có trách nhiệm giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình.

Và tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định: Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, pháp luật không quy định việc người lao động có được nhờ người khác lấy hộ sổ bảo hiểm xã hội giúp mình hay không. Nên người lao động có thể liên hệ với công ty để biết công ty quy định như thế nào về vấn đề này và có đồng ý cho người khác lấy hộ sổ bảo hiểm xã hội hay không.

Thủ tục làm giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục làm giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau

Hồ sơ ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân của người ủy quyền: giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, sổ hộ khẩu.
  • Giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền: giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu
  • Giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu 13-HSB

Bước 2: Khi đến công ty để lấy sổ bảo hiểm xã hội, người được ủy quyền cần phải tiến hành trình ra các giấy tờ tùy thân của mình và giấy ủy quyền được người có sổ bảo hiểm xã hội ủy quyền đi lấy sổ. Khi kí vào mục người nhận cần phải ghi rõ người đại diện và kí đầy đủ họ và tên.

Bước 3: Khi có giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn thì các cơ quan, đơn vị sẽ có nhiệm vụ phối hợp với người được ủy quyền giải quyết công việc.

Thời hạn giải quyết:

Trong vòng 07 ngày làm việc, đơn vị nơi làm việc của người lao động phải trả toàn bộ những giấy tờ và chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ cho người lao động. Khi đến nhận sổ bảo hiểm xã hội thì người được ủy quyền cần phải xuất trình CMND/hộ chiếu/thẻ CCCD và nộp lại Giấy ủy quyền cho đơn vị, cơ quan nơi trả sổ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhờ người lấy sổ bảo hiểm xã hội có được không 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẵn sàng giải đáp các vấn đề pháp lý như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động không đến nhận sổ thì phải làm thế nào?

Căn cứ mục 4 Công văn 1527/BHXH-ST năm 2017 quy định về rà soát, trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định như sau:
“4. Đối với sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH nhưng sau 12 tháng người lao động không đến nhận, đơn vị chuyển cho cơ quan BHXH lưu trữ thì nhập quá trình đóng BHXH, BHTN đã ghi trên sổ BHXH vào cơ sở dữ liệu, đục lỗ sổ BHXH và lưu theo quy định. Khi người lao động đề nghị nhận sổ BHXH, thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH (Mẫu số 03) và sổ BHXH mới để trả cho người lao động.”
Nếu công ty đã chốt sổ rồi mà trong thời hạn 12 tháng người lao động không quay lại nhận, sổ này sẽ được chuyển về cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội thì hiện vẫn sẽ do công ty lưu trữ.

Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định có thể thấy trách nhiệm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm và trả lại các giấy tờ (nếu cần) là trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức (bên sử dụng lao động) sau khi 02 bên chấm dứt hợp đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội để người lao động được ghi nhận và giải quyết chế độ khi cần theo hướng dẫn.
Như vậy có nghĩa là, người lao động sau khi nghỉ việc không thể tự mình tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội mà phải là doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)