Mức xử phạt tốc độ xe máy năm 2023 như thế nào?

121
Mức xử phạt tốc độ xe máy năm 2023 như thế nào?

Khi tham gia giao thông, xe máy cũng như các phương tiện giao thông khác phải tuân thủ quy định về an toàn giao thông. Theo đó, xe máy phải đi đúng tốc độ được cho phép. Nếu điều khiển xe máy đi quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy, Mức xử phạt tốc độ xe máy năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP 
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Quy định về lỗi chạy xe máy quá tốc độ cho phép

Điều khiển ô tô, xe máy đi quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

Nếu vi phạm lỗi chạy xe máy quá tốc độ có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tốc độ tối đa của xe máy khi tham gia giao thông

Tốc độ tối đa của xe máy (xe mô tô) khi tham gia giao thông

– Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

– Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông

Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h.

Mức xử phạt tốc độ xe máy như thế nào?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe máy thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức xử phạt tốc độ xe máy năm 2023 như thế nào?

Lỗi đi xe máy quá tốc độ có bị giam xe không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ xe của người vi phạm giao thông như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

Theo đó, trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm lỗi quá tốc độ, đồng thời xuất trình được đầy đủ giấy tờ xe thì sẽ không bị tạm giữ xe.

Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu cá nhân vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện thì Cảnh sát giao thông sẽ hoàn toàn có quyền tạm giữ xe của người đó.

Thời hạn tạm giữ xe theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ xe có thể kéo dài lên đến 30 ngày.

Khi tiến hành tạm giữ phương tiện, chiến sĩ CSGT sẽ lập biên bản với 02 bản, trong đó 01 bản được giao cho người vi phạm giữ.

Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ xe máy sẽ phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên xe bị tạm giữ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt tốc độ xe máy năm 2023 như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẵn sàng giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào chạy xe quá tốc độ nhưng không bị xử phạt?

Tại điểm a khoản 3 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì chỉ xử phạt người điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h trở lên.
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;…”
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;…”

Nếu người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ dưới 5km/h thì sẽ không bị áp dụng hình phạt tiền mà thay vào đó là chỉ bị CSGT nhắc nhở.
Dù vậy, để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của mình và những người điều khiển giao thông khác thì mọi người nên chấp hành quy định về tốc độ.

Có được nộp phạt tại chỗ khi có hành vi chạy xe máy quá tốc độ?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Nếu như mức phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân thì được xử phạt không lập biên bản (xử phạt tại chỗ). Tuy nhiên, mức phạt cho lỗi vi phạm đi xe máy quá tốc độ thấp nhất là từ 300.000 đồng nên không thể nộp phạt tại chỗ được.

5/5 - (1 bình chọn)