Ngày nghỉ lễ có được tính lương không theo quy định 2023

76
Ngày nghỉ lễ có được tính lương không theo quy định 2023

Mỗi năm người lao động sẽ được nghỉ vào những ngày lễ, Tết theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều người lao động lo ngại rằng khi nghỉ lễ, tết sẽ không được hưởng lương dẫn đến thu nhập hàng tháng của họ bị giảm đi. Vậy, ngày nghỉ lễ có được tính lương không theo quy định 2023? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Ngày nghỉ lễ có được tính lương không?

Người lao động mỗi năm đều được nghỉ vào những ngày lễ theo quy định. Tuy nhiên đối với một số người thì việc nghỉ lễ có thể ảnh hưởng tới thu nhập của họ. Chính vì vậy, một số người lao động có thắc mắc về việc ngày nghỉ lễ có được tính lương không? Theo đó, pháp luật đã quy định cụ thể việc hưởng ngày ngày nghỉ lễ như sau.

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương trong các dịp lễ sau đây:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

– Tết Âm lịch: 05 ngày.

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).

– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Bên cạnh đó, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên thì còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết theo quy định nêu trên và cần lưu ý chế độ này là quyền lợi của người lao động.

Tiền lương đi làm ngày lễ như thế nào?

Đối với một số doanh nghiệp hay công việc đặc thù thì người lao động có thể phải làm hay tự nguyện đi làm vào ngày lễ. Do đó mà người lao động sẽ phải chi trả tiền lương làm thêm cho người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ. Việc tính và chi trả lương làm thêm giờ đi làm ngày lễ cho người lao động phải tuân thủ theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 thì nếu đi làm đúng ngày nghỉ lễ thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tiền lương làm thêm giờ được tính theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

– Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ thì người lao động đi làm ngày lễ được trả lương như sau:

– Làm việc vào ban ngày: ít nhất 400% lương.

– Làm việc vào ban đêm: ít nhất 490% lương.

Ngày nghỉ lễ có được tính lương không theo quy định 2023

Mức phạt khi không trả lương ngày lễ cho người lao động

Theo quy định thì khi đi làm vào ngày nghỉ lễ, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương thêm cho người lao động. Theo đó, nếu người sử dụng lao động không trả lương ngày lễ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt hành chính đối với người lao động khi không trả lương ngày lễ cho người lao động được quy định như sau.

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi trả lương không đúng hạn cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức như sau:

– Từ 05 – 10 triệu đồng: Chậm lương của 01 – 10 người lao động;

– Từ 10 – 20 triệu đồng: Chậm lương của 11 – 50 người lao động;

– Từ 20 – 30 triệu đồng: Chậm lương của 51 – 100 người lao động;

– Từ 30 – 40 triệu đồng: Chậm lương của 101 – 300 người lao động;

– Từ 40 – 50 triệu đồng: Chậm lương của 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

Mức xử phạt trên được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức xử phạt sẽ là gấp đôi so với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Ngày nghỉ lễ có được tính lương không theo quy định 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động thử việc nghỉ lễ có được tính lương hay không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về vấn đề này như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Theo đó, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong dịp lễ mà không phân biệt là người lao động chính thức hay thử việc.
Như vậy, người lao động thử việc trong nghỉ dịp lễ vẫn sẽ được tính lương như bình thường.

Người lao động có được nghỉ ngày lễ theo tôn giáo và được hưởng nguyên lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày lễ theo tôn giáo không được quy định là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được hưởng nguyên lương.

5/5 - (1 bình chọn)