Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không?

146
Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không?

Nhiều cá nhân chưa đủ 18 tuổi hiện nay có thể được tặng cho hoặc thừa kế đất đai. Nhiều cá nhân lựa chọn cách nhờ bố mẹ, người thân đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn tự đứng tên sổ đỏ. Vậy, Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không? Hãy cùng Timluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là thuật ngữ mà người dân thường sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đỏ?

Người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

“Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy, pháp luật đất đai không có quy định độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp Sổ đỏ.

Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không?

Tuy nhiên, tại Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 20. Người thành niên

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Như vậy, việc đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ dựa vào Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:

– Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).

– Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).

– Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

Như vậy, người dưới 18 tuổi sẽ có quyền đứng tên trên sổ đỏ, tuy nhiên sẽ không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện.

Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không?

Tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về người đứng tên trên Sổ đỏ được hưởng các quyền lợi sau:

– Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

– Được Nhà nước bảo hộ khi có người xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp;

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

– Được chuyển đổi, mua bán, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

Đồng thời, việc nhờ đứng tên hộ trên Sổ đỏ sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như sau:

– Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Vì về mặt pháp lý, đây là tài sản của họ, được Nhà nước công nhận nên họ có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định;

– Nếu người đứng tên hộ có nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba hoặc với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì Sổ đỏ rất có thể sẽ trở thành tài sản phải thi hành án;

– Nếu người đứng tên hộ chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;

– Nếu tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng của người đứng tên hộ yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ được chia cho vợ, chồng người này…

Như vậy, khi xảy ra các trường hợp như trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ người khác đứng tên trên Sổ đỏ.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi có được không?” đã được Timluat giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023, các mẫu đơn và các thông tin pháp lý khác nhau đến quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để đòi lại đất khi nhờ người khác đứng tên Sổ đỏ?

Trong trường đòi lại đất thì bắt buộc hai bên phải tự thỏa thuận. Khi đó, hai bên cần thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để tài sản trở về thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ thực sự.
Nếu không thể thỏa thuận được, để có thể đòi lại tài sản bằng khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của mình: Văn bản thỏa thuận, giấy cam kết… về việc nhờ đứng tên và phải có người làm chứng.
Tuy nhiên, để đòi được tài sản sẽ mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người nhờ người khác đứng tên hộ có thể bị mất trắng tài sản của mình.

Bố mẹ có phải cùng đứng tên trên sổ đỏ của con chưa thành niên?

Theo quy định hiện hành, quy định tại các Điều 21, Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tự đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tự xác lập, chịu trách nhiệm với mọi giao dịch dân sự của mình.
Trường hợp con chưa thành niên, vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất, tuy nhiên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.
Và pháp luật về dân sự, về đất đai hiện hành không có quy định nào buộc phải có tên cả cha và mẹ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do vậy, có thể cả hai cha, mẹ cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của con hoặc thỏa thuận để một người đứng tên.

5/5 - (1 bình chọn)