Quy định vỉa hè bao nhiêu mét năm 2023

167
Quy định vỉa hè bao nhiêu mét năm 2023

Vỉa hè là phần dành cho người đi bộ, thường thì vỉa hè sẽ có một độ rộng nhất định đủ để cho người đi bộ có thể đi lại thoải mái. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có nhiều cá nhân, hộ gia đình, chủ công trình xây dựng có thể lấn chiếm vỉa hè làm vỉa hè không còn độ rộng theo quy định. Vậy, Quy định vỉa hè bao nhiêu mét năm 2023? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008
  • Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT
  • Nghị định 100/2013/NĐ-CP

Vỉa hè là gì?

Vỉa hè được biết là phần dọc theo 02 bên đường, là khoảng trống giữa lòng đường với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường. Vỉa hè thường được lát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ, tại một số nơi cho phép sử dụng một phần vỉa hè để đỗ xe máy, xe đạp, ô tô tạm thời (vỉa hè hay còn được gọi là lề đường, hè phố).

Theo quy định luật giao thông đường bộ thì vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông, việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải (Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008); đối với những trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông và việc sử dụng vào mục đích khác này sẽ do UBND cấp tỉnh quy định riêng.

Quy định vỉa hè bao nhiêu mét?

Tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT thì độ rộng vỉa hè tối thiểu được quy định dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp độ khác nhau. Cụ thể, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường thực hiện các cấp A, B, C, D tuy nhiên chỉ đường cấp A và đường cấp B mới có quy định về chiều rộng vỉa hè. Cụ thể:

– Đường cấp A

+ Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;

+ Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;

+ Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;

+ Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;

Như vậy chiều rộng vỉa hè tối thiểu ở tuyến đường cấp A là 1,50 (1,25) m

Đối với đường cấp B

+ Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;

+ Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;

+ Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;

+ Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;

Đối với tuyến đường cấp B, chiều rộng vỉa hè quy định tối thiểu là 0,75 (0,5) m.

Như vậy, quy định chiều rộng vỉa hè sẽ do Bộ Giao thông Vận tải chỉ quy định về chiều rộng tối thiểu, còn chiều rộng cụ thể tại các tuyến đường sẽ do UBND cấp tỉnh tại các tỉnh, thành quy định. Bên cạnh đó, việc sử dụng vỉa hè vào mục đích khác ngoài mục đích giao thông cũng do UBND cấp tỉnh quy định riêng với điều kiện không được ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Quy định vỉa hè bao nhiêu mét năm 2023

Sử dụng vỉa hè thế nào cho đúng luật?

Việc sử dụng vỉa hè phải tuân thủ quy định pháp luật, nếu sử dụng không đúng luật sẽ bị sử phạt. Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP (sửa đổi Điều 25 Nghị định 11/2010/NĐ-CP) quy định vỉa hè chỉ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp:

“a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;

d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;

đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP cũng quy định việc sử dụng vỉa hè tạm thời không vào mục đích giao thông cần phải đảm bảo các điều kiện:

– Phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu là 1,5 mét

– Vỉa hè có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được sử dụng tạm thời.

Nếu sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí thì không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định vỉa hè bao nhiêu mét năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Hành lang an toàn đường bộ có độ dài là bao nhiêu?

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu cơ sở giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ như sau:
– Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
13 mét đối với đường cấp III;
09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
– Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. 
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định không được thực hiện các hành vi sau đây:
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Do vậy không được sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán,… trừ trường hợp hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông như tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ,… (Xem thêm tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)