Tải xuống giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023

1584
Tải xuống giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023

Hiện nay, sau khi ly hôn, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con, các cặp vợ chồng thường ký kết thỏa thuận nuôi con. Thư cam kết này nhằm đảm bảo rằng không có tranh chấp nào phát sinh trong tương lai về việc một trong hai bên có quyền nuôi con hay đồng ý không giành quyền nuôi con. Mời bạn đọc tham khảo giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023 trong bài viết dưới đây của Tìm luật.

Tải xuống giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023

Có thể nói, để đảm bảo cam kết không giành quyền nuôi con, hầu hết các cặp vợ chồng sẽ yêu cầu giấy cam kết quyền nuôi con. Hiện nay trên mạng có rất nhiều website, công ty luật ly hôn cung cấp đường link và hướng dẫn tải văn bản cam kết quyền nuôi con. Tuy nhiên, nhiều văn bản cam kết về quyền nuôi con không đáp ứng được các điều kiện nội dung và hình thức được tòa án chấp nhận.

Tải xuống giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023

Thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Hiện nay, việc ly hôn khá phổ biến ở nước ta. Khi người ta không tìm được sự hòa hợp trong hôn nhân, khi phải chịu đựng bạo lực gia đình hay những vấn đề khác như ngoại tình hay áp lực kinh tế, họ thường đưa ra quyết định ly hôn. Ly hôn là một sự kiện pháp lý chấm dứt hợp pháp mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi hai người không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân, mâu thuẫn ngày càng nảy sinh, họ thường tìm cách thoát khỏi mối quan hệ này là ly hôn.

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, kết hôn là sự ràng buộc giữa hai chủ thể, không chỉ về mặt pháp luật, mà còn là những phương diện phát sinh sau này, như: Con cái, tài sản chung, nợ nần chung. Đặc biệt là con cái.

Con cái là kết quả của tình yêu, của hôn nhân. Cả bố và mẹ đều có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, khi hôn nhân tan vỡ, con cái được xem là đối tượng cần các bên đưa ra thỏa thuận. Sẽ có hai trường hợp xảy ra. Hoặc là vai vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, hoặc là xảy ra tranh chấp, hướng đến sự phân chia, lý giải từ Tòa.

Thông thường, nếu hai vợ chồng đồng thuận ly hôn, họ sẽ hướng đến việc thỏa thuận quyền nuôi dưỡng con. Sự thỏa thuận này có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, không chỉ đối với bố mẹ mà còn đối với cả con cái.

  • Sự thỏa thuận quyền nuôi con giúp cả bố và mẹ đều có quyền nuôi dưỡng con trong nền tảng tốt nhất, tránh được sự tranh giành, mâu thuẫn khi ra tòa hay trong tương lai sau này.
  • Đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Bố mẹ thỏa thuận về quyền nuôi con sẽ giúp con cái được phát triển trong nền tảng tình thương, tránh những trường hợp tranh giành hay xích mích.

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nuôi con của cha, mẹ sau ly hôn

 Tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:   

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Khi thỏa thuận quyền nuôi con, vợ chồng sẽ cần phải ký kết thỏa thuận quyền nuôi con. Thỏa thuận này được coi là cơ sở để tòa án có thể quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ. Về cơ bản, tòa án sẽ tôn trọng quyết định của hai vợ chồng về việc thỏa thuận quyền nuôi con. Vì chỉ khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con thì tòa án mới can thiệp và đóng vai trò trung gian giải quyết quyền nuôi con giữa vợ và chồng. Trong trường hợp tranh chấp quyền nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế và đạo đức của cha mẹ để ra quyết định.

Hướng dẫn viết giấy cam kết quyền nuôi con sau khi ly hôn

Cam kết về quyền nuôi con nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con một cách hòa bình. Nói cách khác, khi cả cha và mẹ đưa ra quyết định liên quan đến thỏa thuận, họ đều nhận thức được khả năng của mình và của người kia để tạo cho con mình nền tảng phát triển tốt nhất. Sự thỏa thuận hòa bình này là một mặt tích cực nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến con cái.

Khi viết bản thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:

Thứ nhất, về mặt hình thức: 

  • Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo các quy chuẩn của một văn bản, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
  • Ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng những tiếng lóng, văn nói hay những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
  • Không được sai chính tả.

Thứ hai, về mặt nội dung:

  • Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
  • Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống giấy cam kết quyền nuôi con năm 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy cam kết quyền nuôi con có hiệu lực không?

giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Quyền nuôi con và việc chia tài sản sau khi ly hôn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của
Quyền nuôi con và việc chia tài sản sau khi ly hôn sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc trong Luật hôn nhân và gia đình. Theo điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn thì vợ, chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái không ai có thể hạn chế quyền này của cha mẹ. Đồng thời, việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng được phân chia theo nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

5/5 - (1 bình chọn)