Mẫu đơn mượn tiền, vay tiền chuẩn quy định

75
Mẫu đơn mượn tiền, vay tiền chuẩn quy định

Cho vay, mượn tiền là loại giao dịch dân sự phổ biến được thực hiện giữa các chủ thể như cá nhân, tổ chức với nhau hay vay giữa cá nhân, tổ chức này và các tổ chức khác . Khi thực hiện hoạt động vay mượn tiền thì cần dựa trên quy định của pháp luật. Để đảm bảo hoạt động vay thì thông thường hai bên sẽ ký với nhau đơn mượn tiền hay còn gọi giấy vay tiền. Vậy mẫu đơn mượn tiền có những nội dung gì? Hãy cùng Tìm luật theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé

Mẫu đơn mượn tiền là gì?

Ngày nay, việc vay mượn trở nên phổ biến và có nhiều tranh chấp pháp lý liên quan đến việc cho vay chủ yếu là về tiền bạc hoặc tài sản, khi các bên không đưa ra văn bản quy định cụ thể về nội dung như: Số tiền vay là bao nhiêu? Thời hạn thanh toán khi nào…. Những bất đồng phát sinh chủ yếu là do các bên có sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên những mối quan hệ thân thiết như bạn bè, người nhà hoặc những mối quan hệ khác, những mối quan hệ xã hội khác.

Mẫu đơn mượn tiền (hay còn gọi giấy vay nợ hay giấy vay tiền) là bằng chứng pháp lý quan trọng nhất. Nếu không có các bằng chứng này thì việc cho vay, cho mượn không được pháp luật bảo vệ (Trừ trường hợp việc cho vay tiền được thực hiện thông qua chuyển khoản, ghi rõ nội dung chuyển khoản là cho vay, cho mượn).

Pháp luật quy định rõ nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hình thức của giao dịch có thể được lập bằng văn bản, ở đây bao gồm cả giấy viết tay. Do đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay được xem là một hình thức của giao dịch.

Bên cạnh đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Lãi suất vay không vượt quá quy định của pháp luật

Mẫu đơn mượn tiền, vay tiền chuẩn quy định

Mẫu đơn mượn tiền mới hiện nay

Mẫu đơn mượn tiền là hình thức vay bằng giấy được nhiều người tìm kiếm. Điều này là do khi vay tiền từ ngân hàng và người cho vay, bạn sẽ mất lãi và số tiền lãi trở nên khá cao. Cách duy nhất để tránh mất lãi là vay mượn từ gia đình hoặc bạn bè. Mẫu này là căn cứ để các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình và là căn cứ, bằng chứng để giải quyết tranh chấp.

Cách viết tay mẫu đơn mượn tiền

Pháp luật hiện nay chưa có ban hành một mẫu giấy mượn tiền để sử dụng chung cho hoạt động vay tiền, mà các bên sẽ tự dựa trên các quy định chung của pháp luật về về việc vay, cho vay, và nhu cầu của các bên mà sẽ soạn thảo mẫu đơn mượn tiền trong các trường hợp của mình. Nhưng đa phần thì cách viết mẫu đơn mượn tiền như sau:

  • Thông tin bên cho vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
  • Thông tin bên vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
  • Các điều khoản thỏa thuận:
  • Số tiền cho vay, mượn
  • Thời hạn cho vay, mượn (thời hạn trả nợ)
  • Lãi suất cho vay và phương thức trả nợ (vay thế chấp hay vay không thế chấp)
  • Mục đích vay
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Phương thức giải quyết vi phạm
  • Cam kết của các bên
  • Điều khoản cuối cùng

Một số lưu ý khi viết Mẫu đơn mượn tiền

+ Bên vay tiền cần xác định khả năng trả nợ theo cam kết trên giấy vay.

+ Cân nhắc khi một trong hai không tuân thủ theo thỏa thuận ghi trong giấy vay tiền.

+ Giấy vay tiền cá nhân không cần công chứng, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý. Nếu có thể nên công chứng để nâng cao mức độ an toàn, đảm bảo quyền lợi.  

+ Giấy vay tiền cá nhân không công chứng nhưng đầy đủ thông tin cần thiết thì vẫn đủ tính pháp lý để khởi kiện. 

+ Trong giấy vay tiền nếu ghi là vô thời hạn thì có nghĩa là bên cho vay có thể đòi bắt cứ lúc nào.

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn mượn tiền, vay tiền chuẩn quy định” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là download mẫu đơn ly hôn thuận tình… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Vay tiền không trả bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Theo đó nếu bên vay tài sản cố tình không thanh toán khoản vay dù có khả năng trả có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với tổ chức.

Vay tiền online không trả bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

khi bên vay tài sản cố tình không thanh toán khoản vay dù có khả năng trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả để lại mà bên vay tài sản có thể chịu mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)