Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

238
Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

Nhiều cá nhân hộ gia đình hiện đang trồng lúa, tuy nhiên có thể muốn trồng các loại cây trồng khác khi chưa trồng lúa. Để xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa cần nộp đơn xin lên cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa, hãy Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa file word dưới đây của Timluat nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trồng trọt 2018
  • Nghị định 94/2019/NĐ-CP

Quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Theo Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

“Điều 56. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:

a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:

“1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:

a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.”

Theo đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo các quy định nêu trên.

Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định:

“2. Lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.”

Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

– Nếu bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

– Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người dân theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa

Hướng dẫn viết đơn xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Trong đơn xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ghi rõ địa danh, ngày tháng năm viết đơn

Phần kính gửi ghi tên UBND xã/phường/ thị trấn có thẩm quyền

Ghi đầy đủ tên tổ chức hoặc đại diện của tổ chức, cá nhân hộ gia đình viết đơn.

Ghi chức vụ người đại diện tổ chức, có thể là giám đốc, phó giám đốc,…

Số chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân ghi theo chứng minh nhân dân, ghi chi tiết ngày cấp, nơi cấp.

Địa chỉ ghi thôn, xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Ghi diện tích chuyển đổi, thuộc thửa đất nào, ghi số tờ bản đồ,…

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các thông tin pháp lý như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd cần được giải đáp, Timluat sẽ cung cấp các thông tin chuyên môn đến quý độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đúng quy định? 

Tại Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đúng quy định như sau:
– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có đủ điều kiện theo quy định nhưng không đăng ký với UBND cấp xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vi phạm yêu cầu, điều kiện như tại mục 1 ở trên thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
Lưu ý: Mức xử phạt trên đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Người sử dụng đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cần lưu ý những điều gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa người sử dụng đất cần lưu ý:
– Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
– Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
– Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

5/5 - (1 bình chọn)