Tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác mới năm 2023

187
Tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác mới năm 2023

Khi nhận thấy sự hợp tác không còn đạt được kết quả như mong muốn, một bên có thể ngừng hợp tác với bên còn lại nhưng phải thông báo trước và hoàn thành các nghĩa vụ cần thiết. Để thông báo một cách hợp pháp, tránh các rủi ro thì thông báo ngừng hợp tác cần có các thông tin cần thiết. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi thông báo ngừng hợp tác, hãy tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác mới dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào chấm dứt hợp tác?

Trong nhiều trường hợp trên thực tế thì 2 bên hợp tác có thể chấm dứt hợp tác với nhau vì nhiều lý do. Dưới đây là một số trường hợp mà hai bên hợp tác có thể chấm dứt một tác một cách hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 thì:

1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Theo quy định tại Điều 512 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;

– Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

– Mục đích hợp tác đã đạt được;

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác

Để sự hợp tác được diễn ra một cách tốt đẹp thì hai bên cần có những quyền và nghĩa vụ ràng buộc nhau. Thông thường, hợp đồng hợp tác sẽ có thỏa thuận những quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo đó, thành viên trong hợp đồng hợp tác sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

– Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác mới năm 2023

Quy định thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

Khi nhận thấy sự hợp tác không còn đạt được kết quả như mong muốn, một bên có thể thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác với bên còn lại. Tuy nhiên để thông báo một cách đúng luật, cần phải nắm được quy định về việc thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác. Theo đó, thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

– Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

– Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được đã nêu trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.

Nội dung của thông báo ngừng hợp tác

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Nội dung của hợp đồng hợp tác thường bao gồm:

– Mục đích, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

– Tài sản đóng góp, nếu có;

– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

– Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp tác sẽ bao gồm những mục sau đây: Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu thông báo; Tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật, fax, mã số thuế… của Công ty nơi nhận thông báo; Nêu rõ căn cứ để viết thông báo;

Lý do viết thông báo: Thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng…; Lý do làm căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng: Nêu rõ những hành vi mà bên vi phạm đã cố ý thực hiện làm vi phạm hợp đồng, không có thiện chí giải quyết vấn đề triệt để…; Đưa ra yêu cầu mong muốn; Người lập bản thông báo ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có.

Tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tải xuống mẫu thông báo ngừng hợp tác mới năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng hợp tác trước hạn là gì?

Khi hợp đồng kinh tế bị chấm dứt trước thời hạn thì gặp những hậu quả pháp lý sau:
+ Hợp động sẽ chấm dứt ngay khi phía công ty nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế của bên muốn chấm dứt gửi đến.
+ Các bên trong hợp đồng vẫn phải đảm bảo tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trừ các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp và các vấn đề về phạt khi vi phạm trong điều khoản mà hai bên đã ký kết.
+ Bên đã thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết trước đó thì có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện của mình.

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn ra sao?

Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là kết thúc việc thực hiện hợp đồng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại:
– Khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ) thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo đó khi chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo để bên còn lại được biết.
– Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bị coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm.
– Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng đúng quy định thì các bên không còn bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận theo hợp đồng nữa.

5/5 - (1 bình chọn)