Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất 2023

177
Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất 2023

Ngoài những vấn đề như đính chính thông tin trong sổ đỏ khi sai sót thì những trường hợp phổ biến hiện nay như việc thất lạc sổ đỏ cũng cần được xin cấp lại. Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ được xem như mẫu đơn hoàn tất những thủ tục làm lại sổ đỏ bị mất của chủ sở hữu giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Người dân phải làm gì khi bị mất sổ đỏ ?

Sổ đỏ, có vai trò quan trọng trong việc chứng minh quyền của người sử dụng đất. Trường hợp, mất sổ đỏ người có quyền sử dụng đất không thể thực hiện được các giao dịch dân sự liên quan; đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, tặng cho… Chính vì vậy, khi bị mất sổ đỏ; thì người dân cần phải thực hiện một số thủ tục sau, trước khi nghĩ đến việc xin cấp lại sổ đỏ bị mất.

Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; quy định về việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất như sau:

“Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm; niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn”

Theo đó, trong trường hợp bị mất sổ đỏ, không vì lý do; thiên tai, hỏa hoạn thì người sử dụng đất, có trách nhiệm khai báo; với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, để ủy ban niêm yết và tìm kiếm.

Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, và đăng tin tìm kiếm; tuy nhiên không thể tìm được thì, ủy ban nhân dân xã sẽ xác nhận, về việc mất sổ đỏ. Từ đó, người sử dụng đất sẽ tiến thành nộp hồ sơ thực hiện; thủ tục xin cấp lại sổ đỏ đã bị mất.

Khái niệm sổ đỏ

Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ đỏ hay sổ hồng còn có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Điều kiện cấp lại sổ đỏ

– Người sử dụng đất muốn cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử đất thì khi có yêu cầu sẽ được Nhà nước cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 nếu trong trường hợp do mất, hư hỏng, do thiên tai, hỏa hoạn.

– Người có quyền xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất tức người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người sẽ thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất. Nếu như vì một lý do khách quan nào đó không thể tiếp tục thực hiện được các bước của thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình để làm việc với cơ quan nhà nước.

Trường hợp được cấp đổi, cấp lại sổ đỏ

Trường hợp được cấp đổi sổ đỏ

Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

– Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Trường hợp được cấp lại sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất được cấp lại sổ đỏ khi bị mất.

Hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK tại mục 1.

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất

Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất 2023

Khi điền mẫu đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ, đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn phải lưu ý những vấn đề sau đây:

(1) Nơi gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

(2) Thông tin người sử dụng đất: Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.

(3) Thông tin thửa đất theo Giấy chứng nhận đã cấp: kê khai theo đúng theo thông tin trên Giấy chứng nhận đã được cấp.

(4) Thông tin thửa đất/tài sản gắn liền với đất khi có thay đổi: kê khai theo sự hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

(5) Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối phần khai của người sử dụng đất; trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được uỷ quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ

  • Báo mất sổ đỏ gửi đến UBND cấp xã nơi có đất.
  • Đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
  • Niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở trong vòng 15 ngày.
  • Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận.
  • Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận.
  • Kiểm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với thửa đất chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính;
  • Ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất.
  • Ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  • Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã.
  • Nộp các chi phí làm lại sổ đỏ như lệ phí, chi phí đo vẽ…

Thời hạn cấp lại cấp sổ đỏ

Quy định về thời gian xin cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất được xác định cụ thể tại điểm p, điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:

– Thời gian cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới: Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 7 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

– Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, trong trường hợp mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian cấp lại không quá 10 ngày và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không quá 7 ngày, trừ trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do phải tiến hành đo vẽ bản đồ thì thời hạn là 50 ngày.

Nơi nộp đơn xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định, những địa chỉ có thể nộp đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đến gửi Uỷ ban nhân cấp huyện nơi có đất;
  • Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đến gửi Uỷ ban nhân cấp tỉnh nơi có đất.

Lệ phí cấp lại sổ đỏ

Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất theo quy định tại Luật Phí và Lệ phí năm 2015 được xác định là do Hội dồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quy định. Theo đó chi phí, lệ phí xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các tỉnh, thành phố là khác khau, người sử dụng đất tham khảo Quyết định về phí và lệ phí của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Lưu ý khi điền lý do mất sổ đỏ

Tại mẫu đơn báo mất sổ đỏ nêu trên, người bị mất phải khai báo lí do mất sổ đỏ. Khi trình bày lý do mất sổ, người dân cần lưu ý những điểm sau:

– Mất do thiên tai, hỏa hoạn không thuộc trường hợp phải trình báo, nên không điền lý do này;

– Trường hợp sổ đỏ bị rách, hư hỏng cũng không thuộc trường hợp phải trình báo và cấp lại mà thuộc trường hợp cấp đổi Sổ đỏ. Vì thế, người dân không điền lí do này vào đơn trình báo;

– Phải khai báo trung thực lý do mất sổ đỏ. Không được mượn cớ sổ đỏ bị mất để cấp lại sổ mới khi trên thực tế đang mang sổ đi cầm cố, thế chấp. Chỉ cấp lại Sổ đỏ khi có sự việc mất sổ đã xảy ra trên thực tế; việc khai báo không trung thực là vi phạm pháp luật.

Như vậy trong trường hợp người sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bị mất thì sẽ được cấp lại theo hồ sơ và trình tự nêu trên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khác như mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mất sổ đỏ có nguy hiểm không?

Mất sổ đỏ không nguy hiểm vì giấy tờ này không phải là tài sản. Bởi quy định Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Vì vậy, quyền sử dụng đất là tài sản, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Có được cấp lại sổ đỏ bị rách không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sổ đỏ bị rách là một trong những căn cứ để cấp đổi lại giấy chứng nhận mà không phải là thủ tục cấp lại giấy chứng nhận. Do đó, sổ đỏ bị rách là căn cứ để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ không phải cấp lại giấy chứng nhận.

Quy định về thu hồi sổ đỏ do thu hồi đất tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau:
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)