Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe bị mất

140
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe bị mất

Giấy phép lái xe được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Hệ thống đăng ký giấy phép lái xe được thông báo qua hệ thống trực tuyến. Bằng cách này, mọi người có thể nhận thông tin về giấy phép lái xe của họ hoàn toàn miễn phí, dễ dàng và chính xác từ máy tính hoặc điện thoại di động của họ. Vậy cách tra cứu giấy phép lái xe bị mất như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tìm luật nhé

Các loại giấy phép lái xe hiện nay

Các loại bằng lái xe hiện nay bao gồm:

– Hạng A1 cấp cho:

+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

+ Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định của hạng D và hạng E. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe bị mất

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe bị mất

Hiện tại chỉ xem được thông tin giấy phép lái xe. Có nhiều cách khác nhau để chủ sở hữu giấy phép truy xuất thông tin giấy phép của họ. Như vậy, cách tra cứu thông tin giấy phép lái xe của bạn sẽ theo thứ tự các bước như sau:

Để tra cứu giấy phép bằng lái xe (bằng lái xe), người dân tiến hành các bước sau:

– Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://gplx.gov.vn/

– Bước 2: Tiến hành nhập các thông tin sau:

+ Loại GPLX

+ Số GPLX

+ Ngày/Tháng/Năm sinh

+ Mã bảo vệ

– Bước 3: Chọn “Tra cứu giấy phép lái xe”

Tra cứu bằng tin nhắn SMS:

Bằng cách tra cứu này thì người tra cứu sẽ phải tốn phí tra cứu (Phí tin nhắn tốn: 2000 đồng/tin) và sẽ chỉ dành cho giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET. Để tra cứu, người tra cứu thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Soạn tin theo cú pháp sau:

TC [dấu cách] [Số GPLX] – Gửi đến số điện thoại 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Ví dụ: TC AX7125678 gửi 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Bước 2: Sau khi tin nhắn được gửi đi, thì hệ thống sẽ tự động phản hồi những thông tin của giấy phép lái xe cần tra cứu gồm có hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, các trạng thái vi phạm (nếu có) đến điện thoại của người tra cứu.

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe bị mất. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd các mẫu đơn pháp luật, tư vấn pháp lý… Rất hân hạnh được giải đáp cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Làm giấy phép lái xe cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
c) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

5/5 - (1 bình chọn)