Nhiều người, hộ gia đình khi sử dụng lối đi chung thường cản trở, gây ùn tắc, mất trật tự khu dân cư, dẫn đến sinh hoạt của khu dân cư không được thuận lợi. Việc cản trở lối đi chung lâu ngày sẽ dẫn đến những tranh cãi, tranh chấp của người dân. Vậy, xử lý hành vi cản trở lối đi chung như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Quy định về hành vi cản trở lối đi chung?
Hành vi cản trở lối đi chung là hành vi vi phạm quy định tại Bộ luật Dân sự. Do đó người dân phải tuân thủ quy định pháp luật về lối đi chung. Căn cứ theo Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề này như sau:
“Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.”
Theo đó, người dân không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với lối đi chung trở lên khó khăn.
Xử lý hành vi cản trở lối đi chung như thế nào?
Khi có hành vi cản trở lối đi chung thì người sử dụng chung lối đi đó có thể thương lượng, thỏa thuận với người có hành vi cản trở lối đi. Trong trường hợp nếu thương lượng, thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ tới sự can thiệp giải quyết của các cơ quan chức năng.
Tố cáo hành vi cản trở
Người sử dụng đất hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi cản trở lối đi chung theo quy định. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
- Khi phát hiện hành vi lần chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.
Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp về lối đi chung
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước luôn khuyến khích các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc cản trở lối đi chung thì có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật.
Khi đó phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, cản trở lối đi chung nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và lập biên bản kết quả hòa giải theo quy định Điều 201 Luật Đất đai 2013.
Trường hợp hòa giải không thành thì có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:
- Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết về tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự
- Yêu cầu UBND cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013
Giải quyết tranh chấp cản trở lối đi chung thế nào?
Cách giải quyết tranh chấp cản trở lối đi chung đối với các trường hợp tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau. Cụ thể cách giải quyết tranh chấp cản trở lối đi chung như sau:
– Hòa giải tranh chấp đất đai:
* Tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 có quy định:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”
Đây là cách thức giải quyết khi có tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện theo mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
* Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã
Tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”
Theo các quy định nêu trên, nếu như các bên tranh chấp không thể hòa giải được nhưng vẫn muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện lên Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
Lưu ý: Hòa giải là một phương thức giải quyết bắt buộc đối với tranh chấp đất đai. Điều này cũng có nghĩa, đối với tranh chấp liên quan đến đất đai (tranh chấp mở lối đi chung) thì không bắt buộc phải thực hiện hòa giải.
– Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
+ Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Vấn đề “Xử lý hành vi cản trở lối đi chung như thế nào năm 2023?” đã được Tìm luật giải đáp qua bài viết trên đây. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề pháp lý, các mẫu đơn pháp luật như về tải mẫu hợp đồng thuê nhà hãy theo dõi Tìm luật nhé.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi cản trở lối đi chung có vi phạm pháp luật?
Hành vi cản trở đi chung là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là hành hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác theo quy định pháp luật. Theo đó hành vi này có thể bị phạt hành chính, cụ thể tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.”
Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không?
Trường hợp thỏa thuận lối đi chung, các bên cần lập văn bản ghi nhận rõ các thông tin:
– Thông tin họ tên của các bên;
– Số CMND/CCCD;
– Hộ khẩu thường trú;
– Cam kết của các bên…
Như vậy, để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận lối đi chung, các bên cần tiến hành lập văn bản có xác nhận và chữ ký đầy đủ. Về vấn đề công chứng thỏa thuận lối đi chung, hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc thực hiện công chứng đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Mà việc công chứng thỏa thuận lối đi chung sẽ tùy vào nhu cầu của các bên.
Tuy nhiên, các bên nên công chứng văn bản thỏa thuận tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra.