Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi

77
Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi

Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi là quá trình xử lý các tài sản đặt trên một mảnh đất mà chủ sở hữu bị thu hồi. Quá trình này thường xảy ra trong các trường hợp như vi phạm quy định pháp luật, không tuân thủ cam kết hoặc hợp đồng, hoặc theo quyết định của cơ quan chức năng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm quy định về vấn đề này trong bài viết “Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi” của Tìm luật nhé!

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện khi nào

Khi cưỡng chế thu hồi đất nếu có thể, tài sản có thể được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Quá trình này có thể liên quan đến việc thu thập tài sản từ người sử dụng trái phép hoặc thông qua các biện pháp pháp lý khác. Nếu không thể trả lại tài sản cho chủ sở hữu, một phương pháp phổ biến là tổ chức bán đấu giá tài sản.

Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; thực hiện theo Quy trình thu hồi đất nông nghiệp
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi

Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi

Trong một số trường hợp, tài sản thu hồi có thể được chuyển giao cho cơ quan công quyền hoặc các tổ chức có thẩm quyền để sử dụng, tiếp nhận hoặc xử lý theo quy định pháp luật. Đối với những tài sản không thể bán được hoặc không có giá trị sử dụng, quy trình tiêu hủy có thể được áp dụng. Việc này đảm bảo rằng tài sản không thể tái sử dụng và không gây hại cho môi trường hoặc cộng đồng.

  • Đối với tài sản là nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt

Tại khoản 1 Điều 89 Luật Đất đai 2013 quy định đối với nhà, công trình phục vụ sinh hoạt của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà buộc phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại của công trình bị tháo dỡ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp sau khi thu hồi mà phần còn lại của nhà ở hoặc công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước bồi thường theo thiệt hại thực tế.

  • Đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không phục vụ sinh hoạt

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013 quy định, đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không phục vụ sinh hoạt (VD: hàng rào, nhà bếp… hay các công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng…) khi bị Nhà nước thu hồi đất mà phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần (trong đó, phần còn lại của công trình) không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì được Nhà nước bồi thường. Mức bồi thường do Chính phủ.

Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi

Cụ thể: Tại Điều 9 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về mức bồi bằng tổng giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình bị thiệt hại) và khoản tiền tính bằng tỷ lệ (%) theo giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình). Trong đó, giá trị hiện có của tài sản được xác định theo công thức: Tgt = G1- G1T x T1

Chú thích:

Tgt: Giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình) bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới của tài sản bị thiệt hại (có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành);

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với tài sản bị thiệt hại;

T1: Thời gian mà tài sản bị thiệt hại đã qua sử dụng.

Lưu ý: Đối với tài sản khác mà bị phá dỡ một phần, (trong đó phần còn của công trình không còn sử dụng được thì bồi thường tài sản). Trường hợp tài sản bị phá dỡ một phần, tuy nhiên phần còn lại của công trình vẫn còn sử dụng được thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và các chi phí cần thiết để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của tài sản trước khi bị phá dỡ.

  • Đối với cây trồng trên đất:

Tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính bằng năng suất của vụ cao nhất của cây trồng hàng năm (trong 03 năm trước liền kề) tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm Nhà nước tiến hành thu hồi đất;

Đối với cây lâu năm, mức được Nhà nước bồi thường bằng giá trị hiện có của vườn cây lâu năm (được tính theo giá tại địa phương) được xác định tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

Đối với cây trồng chưa được thu hoạch nhưng tại thời điểm thu hồi đất mà có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được Nhà nước bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và phải trồng lại;

  • Đối với cây trồng trên đất:

Tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính bằng năng suất của vụ cao nhất của cây trồng hàng năm (trong 03 năm trước liền kề) tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm Nhà nước tiến hành thu hồi đất;

Đối với cây lâu năm, mức được Nhà nước bồi thường bằng giá trị hiện có của vườn cây lâu năm (được tính theo giá tại địa phương) được xác định tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

Đối với cây trồng chưa được thu hoạch nhưng tại thời điểm thu hồi đất mà có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được Nhà nước bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và phải trồng lại.

Mời bạn xem thêm về: mẫu đơn xin nghỉ việc qua email được chúng tôi cập nhật theo quy định mới hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về xử lý tài sản trên đất bị thu hồi” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan, các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng đất không chịu mang tài sản ra khỏi khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi thì xử lý thế nào?

Khi bị cưỡng chế thu hồi đất, người có đất bị thu hồi không di chuyển tài sản ra khỏi khu vực đất bị thu hồi thì Ban cưỡng chế sẽ thực hiện: Lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản; thông báo cho chủ tài sản đến nhận tài sản; Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tài sản bị hư hỏng và không còn giá trị sẽ bị tiêu hủy theo quy định.

Nhà nước thực hiện thu hồi đất trong trường hợp nào?

Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

5/5 - (1 bình chọn)