Khi muốn báo cáo, trình bày một sự việc nào đó và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết, cá nhân cần viết đơn trình bày sự việc một cách rõ ràng và cụ thể. Mẫu đơn này cần phải tuân theo các quy định về nội dung và hình thức. Vậy “Mẫu đơn trình bày sự việc với công an mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Download Mẫu đơn trình bày sự việc với công an mới nhất
Hướng dẫn viết mẫu đơn trình bày sự việc với công an mới nhất
Đơn trình bày sự việc là một văn bản hành chính, vì vậy phải tuân theo các quy định như sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Tên Đơn được ghi ở giữa đơn;
– Ở phần kính gửi, cần đảm bảo thông tin về người hoặc cơ quan nhận đơn đã được ghi chính xác. Nếu đơn được gửi đến một cá nhân cụ thể, hãy ghi rõ tên của người nhận. Trong trường hợp đơn được gửi đến một cơ quan hoặc tổ chức, hãy ghi rõ tên của cơ quan hoặc tổ chức đó.
– Nội dung đơn: Ghi rõ, đầy đủ và chính xác thông tin người làm đơn gồm: Đầy đủ họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay…
– Ghi rõ nguyên nhân viết đơn, do là đơn trình bày nên cần ghi cụ thể, rõ ràng thời gian, địa điểm, nguyên nhân, tình tự diễn biến,… của sự việc. Nếu đơn trình bày lại một sự việc cần mô tả chia tiết sự việc xảy ra theo trình tự thời gian để người nhận nắm được nội dung sự việc.
– Trình bày yêu cầu, đề nghị của người làm đơn.

Lưu ý khi viết Mẫu đơn trình bày sự việc với công an
Khi viết đơn trình bày sự việc với công an, người làm đơn cần lưu ý những nội dung sau để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả :
– Nêu rõ những quyền và lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng (ví dụ: tài sản, sức khoẻ, tính mạng, tinh thần…) một cách rõ ràng.
– Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian: nêu rõ sự việc nào xảy ra trước trình bày trước, và sự việc xảy ra sau sẽ được trình bày sau.
– Thông tin mà người làm đơn cung cấp phải trình bày một cách trung thực, ngắn gọn, và súc tích. Việc này giúp quá trình giải quyết sự việc trở nên dễ dàng, thuận lợi, và nhanh chóng hơn.
– Cung cấp thông tin về người làm đơn và sự việc trình bày chi tiết nhất trong khả năng để cơ quan công an có thể dễ dàng liên hệ và xác minh.
– Người làm đơn nên thực hiện việc nộp đơn trực tiếp tại cơ quan công an để đảm bảo thụ lý vụ việc sớm nhất và tránh thất lạc.
Gửi Đơn trình bày sự việc với công an tại đâu?
Người dân có thể gửi đơn trình bày sự việc tới công an, viện kiểm sát ở các cấp và các địa phương. Trong trường hợp phát hiện tố giác tội phạm, hoặc tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà không nằm trong thẩm quyền giải quyết của Cơ quan tiếp nhận, Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan đảm nhận vụ việc sẽ tiến hành các hoạt động điều tra và chuyển ngay tố giác, tin báo, và kiến nghị khởi tố cùng với tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
“Điều 163. Thẩm quyền điều tra
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
Tuy nhiên, để việc phát hiện và xử lý tội phạm được thực hiện triệt để, Điều 145 Bộ luật này quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Vấn đề “Hướng dẫn viết mẫu đơn trình bày sự việc với công an mới nhất“ đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Tải xuống mẫu đơn xin rút đơn trình báo mới năm 2023
Tải mẫu đơn trình báo mất tài sản mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Trình báo với công an có mất phí không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Công an nhân dân 2014 quy định về chức năng của Công an nhân dân. Đồng thời, căn cứ theo Điều 15 Luật công an nhân dân 2014 về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân.
Tố giác tội phạm, cung cấp tin báo là quyền của người dân. Cơ quan công an có trách nhiệm tiếp công dân. Do đó, việc trình báo công an không mất bất kỳ chi phí nào.
Có được rút đơn trình báo công an không?
Trong một số trường hợp hoặc do 02 bên đã tự giải quyết được với nhau, hoặc do có nhầm lẫn trong việc tố cáo, người dân có nhu cầu rút đơn trình báo.
Nếu vụ việc trình báo có dấu hiệu hình sự thì Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, chỉ các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự thì người trình báo mới được rút đơn. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn thì cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.