Theo quy định hiện nay hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không?

102
Theo quy định hiện nay hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không

Có lẽ việc hộ chiếu bị bị hỏng là chuyện rất thường gặp của mỗi người. Nhưng đôi khi mọi người không nghĩ rằng việc bảo quản hộ chiếu không tốt cũng có thể làm cho chúng ta lâm vào những tình huống dở khóc dở cười. Đôi khi những việc đơn giản lại có thể bị tố là vi phạm pháp luật. Giống như việc nếu như không chú ý bảo quản hộ chiếu, để nó bị hỏng rồi bị phạt theo quy định của pháp luật lại không hiểu tại sao. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

Phân loại hộ chiếu

Bên cạnh các loại giấy tờ cá nhân như: căn cước công dân, giấy phép lái xe hay những loại bảo hiểm,… Hộ chiếu cũng được xem như giấy tờ cá nhân thông dụng và không thể thiếu đối với những người thường xuyên xuất cảnh đi du lịch, công tác hay cũng có thể thăm thân nhân tại nước ngoài. 

– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tim (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.

Về mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử

– Hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Cả 02 loại này đều được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Riêng công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Theo Thông tư 73/2021 /TT-BCA, quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu như sau:

– Mặt ngoài của trang bia in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chip điện tử có biểu tượng chip điện tử

– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng:

– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bia: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng:

– Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm = 0,75 mm;

– Bản kinh góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm = 0,3mm;

– Chip điện tử được đặt trong bia sau của hộ chiếu có gắn chip điện tử:

– Bia hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

– Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ số ở trang 1

– Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Thời hạn của hộ chiếu

Thời hạn của hộ chiếu được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể như sau:

– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm, trong đó:

+ Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp trong trường hợp bị hỏng hoặc mất khi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có giá trị 01 năm;

Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp trong trường hợp hộ chiếu hết trang hoặc gia hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 không dài hơn thời hạn của hộ chiếu cũ và tối thiểu là 01 năm.

+ Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho người có thay đổi về chức vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 không dài hơn thời hạn của hộ chiếu cũ và tối thiểu là 01 năm.

+ Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp, gia hạn cho người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 không dài hơn thời hạn hộ chiếu của người mà người đó đi theo, đi thăm và tối thiểu là 01 năm.

– Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không?

Theo quy định hiện nay hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không

Hộ chiếu bị hỏng đặt biệt là trang thông tin chính, khi ấy chúng ta sẽ do dự không biết giải quyết ra sao khi hộ chiếu bị hỏng vì pháp luật là phải tối thiểu 6 tháng hộ chiếu hết hạn. Chính vì vậy làm lại thủ tục hộ chiếu bị mở do thẩm nước; dính mực nhưng phải khéo, kẻo bị phạt oan mạng.

Dựa vào quy định xử phạt hành chính trong ngành nghề dịch vụ bảo mật an ninh trật tự; bảo đảm an toàn xã hội, người làm mất, hư hỏng hộ chiếu mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền; thì hoàn toàn có thể bị phạt từ 500.000 – 2.000.000 đồng. Mức phạt này tùy thuộc thời hạn mà người dân trình báo với cơ quan có thẩm quyền có kịp thời hay không .

Nếu trong vòng ba ngày kể từ ngày hư hỏng hộ chiếu mà người làm mất; hoặc làm hư hộ chiếu báo ngay cơ quan có thẩm quyền thì có thể xem xét không xử phạt. Quy định về hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không, quy định tại văn bản nào?

Các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 150/2005/NĐ – CP ngày 12 – 12 – 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, cụ thể như sau:

Các hành vi bị phạt tiềntừ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

  • Làm mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không khai bảo ngay với cơ quan có thẩm quyền
  • Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú.
  • Cung cấp thông tin không chính xác để nhận hộ chiếu, giấy tờ thay thế hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú; sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu mà không còn hiệu lực để nhập hoặc xuất cảnh.

Các hành vi bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

  • Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực theo quy định.
  • Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc sử dụng hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh.

Các hành vi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:

  • Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú.
  • Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc đấu kiểm chứng.
  • Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giã, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, đấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị thu hồi hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mời các bạn xem thêm bài viết:

Vấn đề “Hộ chiếu bị hỏng có bị phạt không” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023, hoặc các mẫu đơn, thông tin pháp lý khác. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Nơi cấp hộ chiếu ở đâu?

Bạn có thể làm và xin cấp hộ chiếu tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú của bạn. Lệ phí cấp hộ chiếu khoảng 200.000 VNĐ/ cuốn.

Làm hộ chiếu mất bao lâu?

Theo quy định, nếu như nộp đúng, đủ hồ sơ và nộp trực tiếp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh thì hộ chiếu của bạn sẽ được cấp trong vòng 5 ngày làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển hồ sơ qua bưu điện hoặc thời gian bạn làm hộ chiếu vướng vào ngày lễ hay ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) thì việc xử lý hồ sơ hộ chiếu của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể lên tới 2 tuần. Để tránh tình trạng kéo dài không mong muốn, bạn nên làm hộ chiếu trước khoảng thời gian dự định xuất ngoại ít nhất 2-3 tháng để chuyến đi được thuận lợi. 

5/5 - (1 bình chọn)