Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục

157
Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục

Thẻ bảo hiểm y tế không còn là giấy tờ xa lạ đối với mọi người. Mọi người đều phải sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) để khám, chữa bệnh do tính ưu việt của nó và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng. Do sử dụng thường xuyên nên không tránh khỏi những nội dung trên thẻ BHYT bị mất hoặc sai. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách đổi, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế nhanh chóng. Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Tìm luật nhé

Trường hợp phải đổi thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây:

– Rách, nát hoặc hỏng;

– Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

– Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Lưu ý: Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế

Thành phần hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
  • Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 46/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP .
  • Thẻ BHYT (Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng)
Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục

Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục

Bước 1: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện;

Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;

Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện; chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .

Bước 2: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT

Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT

Hướng dẫn điền giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT:

– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyên cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).

– Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

Một số trường hợp cần lưu ý:

+ Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;

+ Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.

+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.

– Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:

+ Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

+ Người khác nhận thay:

Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ:

Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu là người giám hộ:

Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).

Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.

Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên:

Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tìm Luật đã cung cấp cho bạn đọc các nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục“. Chúng tôi cung cấp các mẫu đơn pháp lý trong đó có mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản . Nếu bạn quan tâm hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có thể xin cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT ở đâu?

Người dân có thể xin cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT ở mọi địa phương. BHXH Việt Nam vừa có công văn số 2701/BHXH-TST hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin.
Theo đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHYT khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) để khám chữa bệnh, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng “VssID – BHXH số” và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để khám, chữa bệnh BHYT, không thực hiện cấp đổi thẻ BHYT giấy.

Thời gian cấp lại thẻ BHYT mới là mấy ngày?

Căn cứ theo quy định về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và điểm d khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 như sau:
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian để người tham gia BHYT để nhận lại thẻ BHYT mới là trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức BHYT nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ.

5/5 - (1 bình chọn)