Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?

115
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?

Việc hòa giải ly hôn trở nên rất khó khăn khi “vắng mặt một bên”. Tòa án sẽ chỉ xác định rằng bên vắng mặt đã đồng ý ly hôn nếu họ nộp đơn xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, kể cả khi vợ chồng thuận tình ly hôn thì vẫn có nhiều trường hợp một bên không chịu làm việc, không có đơn xin vắng mặt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?” của Tìm Luật để tìm hiểu thêm nhé!

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là gì ?

Trước khi tìm hiểu cách giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt, bạn cần biết “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. 

Như vậy, ly hôn là hình thức chấm dứt mối quan hệ dân sự mà ở đây là mối quan hệ hôn nhân và gia đình, Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân này của vợ chồng. 

Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới dạng bản án (với trường hợp đơn phương ly hôn) và quyết định (với trường hợp thuận tình ly hôn).

Thuận tình ly hôn được giải thích và hướng dẫn rõ tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?

Điều kiện, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt

Điều kiện

 Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, để được xác định là thuận tình ly hôn, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn

Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

Thẩm quyền

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án  sẽ được phân định như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc, Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc

Căn cứ điều 28, 29 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp và những yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ

Điểm h, khoản 1, điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Đối chiếu các quy định trên thì Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn hay thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ/chồng cư trú.

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?

Vậy câu hỏi thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt có được không? giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu thì sau đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này. 

Căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật sư của chúng tôi xin tư vấn cho bạn vấn đề thuận tình ly hôn vắng mặt như sau:  

  1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
  2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
  3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.”

Như vậy, theo quy định tại điều trên thì trong phiên họp giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu ly hôn phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp có đơn xin ly hôn vắng mặt gửi Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.

Trường hợp người yêu cầu ly hôn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng đều đồng thuận ly hôn và việc phân chia tài sản, quyền nuôi con,… đã được thỏa thuận.

Tuy nhiên vì một số lí do chính đáng nào đấy mà vợ hoặc chồng không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thuận tình.  Nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì yêu cầu thuận tình ly hôn vẫn đươc Tòa chấp thuận và thủ tục ly hôn vắng mặt vẫn thực hiện như bình thường.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn, các mẫu đơn pháp luật, tư vấn pháp lý… Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì vợ hoặc chồng được phép vắng mặt trong phiên hòa giải?

Trong trường hợp chồng hoặc vợ có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là bao nhiêu lâu?

Thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý.Trong thời gian này Tòa án tiền hành hòa giải, trên cơ sở đó lập biên bản hòa giải không thành về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản không có sự thay đôi ý kiên thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện, vấn đề về tài sản và chăm sóc nuôi dưỡng con.Do đó thời gian nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn là bao nhiêu lâu phụ thuộc vào thời điểm tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử.

5/5 - (1 bình chọn)