Bản cam kết xây dựng nhà liền kề đảm bảo an toàn

361
Bản cam kết xây dựng nhà liền kề đảm bảo an toàn

Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các dự án khu dân cư, việc triển khai thi công còn liên quan đến các nhà lân cận, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp xây nhà bị vỡ tường, nghiêng nhà, sập nhà hàng xóm. Vì vậy, một trong những quy trình bắt buộc để đảm bảo an toàn cho các hộ dân lân cận trong quá trình thi công là văn bản cam kết giữa hai hộ gia đình. Mục đích của cam kết này là đảm bảo khoảng cách theo yêu cầu của quy chuẩn xây dựng và nó không được vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản liền kề và xung quanh cũng như những người dân khác. Vậy Bản cam kết xây dựng nhà liền kề có nội dung như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tìm Luật nhé

Bản cam kết xây dựng nhà liền kề là gì?

Trong quá trình xây dựng chủ sở hữu có công trình phải đảm bảo an toàn cho các công trình bên cạnh công trình mà mình đang tiến hành khởi công xây dựng. Vậy nên trước khi tiến hành xây dựng chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền đối với công trình xây dựng phải cam kết với các công trình bên cạnh đáp ứng việc đảm bảo các thiệt hại đối với các công trình bên cạnh.

Pháp luật dân sự (cụ thể là Điều 174, Bộ luật dân sự năm 2015) quy định vè nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, cụ thể như sau:

“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây dựng vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”

Biên bản thỏa thuận đảm bảo an toàn cho các hộ dân lân cận trong quá trình thi công xây dựng là văn bản cam kết giữa các hộ gia đình trong quá trình xây dựng/phá dỡ một ngôi nhà. Mục đích của việc thỏa thuận với hàng xóm về việc xây dựng ngôi nhà này là để giảm thiểu ảnh hưởng đến các hộ còn lại và có sự thỏa thuận trước để tránh tranh chấp khó giải quyết ổn thỏa.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Khi xây dựng nhà ở cần phải xin phép tới cơ quan có thẩm quyền. Khi đó cần chuẩn bị hồ sơ nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một số giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề”.

Bản cam kết xây dựng nhà liền kề đảm bảo an toàn

Bản cam kết xây dựng nhà liền kề đảm bảo an toàn

Bản cam kết xây dựng nhà liền kề là văn bản trao đổi giữa hai hộ gia đình khi một trong hai nhà tiến hành xây dựng hoặc phá dỡ nhà. Mẫu thỏa thuận với hàng xóm trong việc xây dựng nhà ở này nhằm mục đích thỏa thuận từ trước để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác và tránh xảy ra những tranh chấp khó có thể giải quyết một cách ổn thỏa.

Vấn đề “Bản cam kết xây dựng nhà liền kề đảm bảo an toàn ” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc tại bài viết bên trên đây. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề xử lý thế nào?

Khi xảy ra vi phạm, tổn thất, bạn sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Mức phạt này phụ thuộc vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của nhà liền kề. Cụ thể, những trường hợp xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với nhà ở riêng lẻ tại vùng nông thôn, phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Đối với các công trình xây dựng tại khu đô thị, phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu khi vi phạm.
Đối với các công trình xây dựng có báo cáo kinh tế, kỹ thuật và những công trình có lập dự án đầu tư, phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Trong trường hợp xây dựng nhà ở gây nguy cơ sụp đổ các công trình lân cận, hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạnh của người khác thì người vi phạm sẽ phải chịu trách niệm về dân sự. Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thoả thuận. Nếu hai bên không thể thống nhất thì Toà án nhân dân các cấp sẽ can thiệp và giải quyết.

Khiếu nại xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm ở đâu?

Trong trường hợp bạn phát hiện chủ sử dụng đất đang xây dựng mà có hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh thì bạn có quyền khiếu nại tới các cơ quan như:
Ủy ban nhân dân các cấp;
Đơn vị cấp Giấy phép xây dựng (Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng);
Thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng.
Đây là những đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chủ sử dụng đất bồi thường thiệt hại từ việc thi công công trình xây dựng. Lúc này mẫu đơn được sử dụng là đơn khởi kiện được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

5/5 - (1 bình chọn)