Bị ngăn cản gặp con sau khi ly hôn thì giải quyết thế nào?

152

Sau khi ly hôn, ngoài tài sản mà cả vợ chồng có thì sẽ có những vấn đề nuôi và thăm con cũng đã trở thành cuộc chiến giữa hai vợ chồng. Việc để con cho ai nuôi hay cả việc thăm nom con thế nào cũng đã thật sự gây ra tranh cãi rất lớn. Khi đó, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái của họ. Bên cạnh đó, người này cũng có quyền được thăm con mà không được bất cứ ai cản trở. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bị ngăn cản gặp con sau khi ly hôn thì giải quyết thế nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định rất rõ về việc cha hoặc mẹ có quyền thăm nuôi con cái của họ sau khi đã ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Bên cạnh đó, cũng theo Điều 83 cũng đã quy định về nghĩa vụ đối với cha mẹ khi được nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ba me và trẻ em, Chính vì lẽ đó, để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho đửa trẻ trong những gia đình khuyết bố hoặc mẹ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn nhằm hướng đến phát triển con nguời và nguời mẹ không có quyền ngăn cám người cha thực hiện hành động thảm nom, chăm sóc, gáo dục, dạy dỗ, bồi đắp tình cảm… cho con của mình.

Bị ngăn cản gặp con sau khi ly hôn thì giải quyết thế nào?

Bị ngăn cản gặp con sau khi ly hôn thì giải quyết thế nào

Thăm nuôi con sau khi ly hôn là quyền của cha mẹ và điều này; cũng được pháp luật ghi nhận. Trong trường hợp sau khi ly hôn; cha mẹ bị bên còn lại ngăn cản khi thăn nuôi con thì cha mẹ có thể giải quyết như sau:

1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc; có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.

2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con

3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành; vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung

Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc; người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con; không gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.

Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận; thì bên không trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến Tòa án; xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Với những chứng cứ và quy trình đã làm, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn; quyết định cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục

Trường hợp bị hạn chế khi tranh giành quyền nuôi con

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình.

“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Những hành vi trên đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức của con trẻ, tâm lý và nhận thức có thể bị lệch lạc vì chưa hiểu biết. Do đó, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con nếu nhận thấy cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng có các hành vi trên.

Mức xử phạt đối với hành vi cấm cản không cho cha hoặc mẹ gặp con sau khi ly hôn

Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo quy định đã nêu trên người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bị ngăn cản gặp con sau khi ly hôn thì giải quyết thế nào?” hoặc những vấn đề pháp luật có liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Có những cách nào để giành lại quyền thăm con khi bị cản trở?

Việc ngăn cản không cho cha/mẹ gặp con là một trong những hành vi bạo lực gia đình được nêu tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.
để được thăm con khi bị cản trở thì người bị ngăn cản có thể thực hiện các cách sau đây:
1/ Thỏa thuận. Đối với yêu cầu ly hôn của vợ chồng, trước hết Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai người để giải quyết. Do đó, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của hai bên.
2/ Nếu không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bị ngăn cản có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Có được ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn?

Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau đây:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo đó, trường hợp của bạn, vợ cũ bạn trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở bạn đến thăm nom, chăm sóc con.
Trừ trường hợp bạn thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con và có quyết định bởi Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)