Quy định về mức phạt nồng độ cồn xe ô tô năm 2023

132
Quy định về mức phạt nồng độ cồn xe ô tô năm 2023

Do số lượng người say rượu khi lái xe và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên Nhà nước đã thắt chặt việc kiểm tra và đưa ra nhiều mức phạt đối với tội danh này. Hiện nay mặc dù đã có những quy định pháp luật liên quan đến việc xử phạt khi phát hiện ra nếu uống rượu bia khi lái xe bị xử phạt nhưng vẫn có có những người coi thường điều luật đó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Luật Giao thông đường bộ 2008

Cách xác định nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
  • W là cân nặng.
  • R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô

Quy định về mức phạt nồng độ cồn xe ô tô năm 2023

Tùy từng loại hình phương tiện tham gia giao thông và nồng độ cồn trong người  thì sẽ có mức xử phạt khác nhau, đó có thể là phạt hành chính hoặc có hình phạt bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt .

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Quy định về nồng độ cồn được phép khi tham gia giao thông

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

Hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo như quy định đã trích dẫn ở trên thì có thể thấy rằng nồng độ cồn cho phép khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy là không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn liên quan đếnmẫu sơ yếu lý lịch 2023 …. cần được giải đáp về mặt chuyên môn chúng tôi sẽ giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) như sau:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định?

Thiết bị đo nồng độ cồn này có chức năng đo nồng độ cồn trong hơi thở, thông qua đó xác định xem chủ thể có hay không sử dụng chất có cồn như rượu, bia,…
Theo các quy định hiện hành, các thiết bị đo nồng độ cồn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 107:2012 của Bộ KH-CN về phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở, được cấp chứng chỉ kiểm định như:
Tem kiểm định
Dấu kiểm định
Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định
Về sai số, tiêu chuẩn cho phép sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu; hoặc 0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)