Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023

1755
Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023

Nhờ diện tích rừng rộng lớn và sự khuyến khích của nhà nước cho người dân tham gia trồng cây, gỗ đã dần trở thành nguồn nhiên liệu, nguyên liệu chính cho ngành sản xuất của nước ta. Do nhu cầu lớn của nhiều công ty nên việc phát triển và vận chuyển gỗ cũng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nhiều công ty gỗ mới thành lập vẫn chưa nắm rõ các giấy tờ cần thiết để vận chuyển gỗ của mình. Hiểu rõ về vận chuyển và thủ tục là rất quan trọng đối với các công ty gỗ Việt Nam để đảm bảo tuân thủ. Có rất nhiều các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển, vì vậy cần lưu ý khi tiến hàn vận chuyển gỗ để tránh bị xử phạt.

Vận chuyển gỗ như thế nào là hợp pháp?

Nếu không có dấu búa của kiểm lâm khi khai thác vận chuyển thì sẽ bị quy vào hành vi trái phép. Tình hình vận chuyển trái phép lâm sản còn phức tạp. Đặc biệt là khi giá trị lâm sản ngày càng tăng. Nhưng bảo tồn đa dạng sinh học, việc duy trì những khu rừng đặc biệt này đặt ra thách thức lớn cho lĩnh vực này vì tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép tái diễn với diễn biến hết sức phức tạp.

Trường hợp vận chuyển gỗ hương chưa qua chế biến.

Theo Điều 19 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản mua bán, vận chuyển trong nước như sau:

  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

Mặt khác tại Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định đối tượng phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản, cụ thể như sau:

  • Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.
  • Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.

Chú ý: Khi thực hiện khai thác lâm sản trong tình huống được đề cập ở trên và vận chuyển trong phạm vi cùng một tỉnh, bảng kê lâm sản sẽ không cần phải có xác nhận từ cơ quan Kiểm lâm tại địa phương. Điều này áp dụng cho các trường hợp sau: Khi tồn tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện: Bảng kê lâm sản không yêu cầu xác nhận từ Hạt Kiểm lâm cấp huyện. Khi không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện: Bảng kê lâm sản không cần phải có xác nhận từ Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh tại những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023

Gỗ từ lâu đã được sử dụng làm chất liệu cho các đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế và rất được ưa chuộng. Nhu cầu của người dân và doanh nghiệp cũng làm tăng nhu cầu về thông tin về việc sử dụng, vận chuyển gỗ cũng như cách thức vận chuyển gỗ thành phẩm. Đối với việc vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ trong nước, công ty chỉ cần sử dụng xe đẩy vận chuyển phù hợp, phải được buộc chặt bằng dây thừng. Dây đai chở hàng được sử dụng phải là loại chịu tải nặng. Đối với các sản phẩm hoàn thiện bằng gỗ, cần lưu ý không xếp chồng lên nhau khi sắp xếp.

Nhóm IA: Theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ).

TTTên gỗTên khoa học
1Bách xanhCalocedrusmacrolepis
2Thông đỏTaxus chinensis
3Phỉ 3 mũiCephalotaxus fortunei
4Thông trePodocarpus neriifolius
5Thông Pà còPinus Kwangtugensis
6Thông Đà lạtPinus dalattensis
7Thông nướcGlyptostrobus pensilis
8Hinh đá vôiKeteleeria calcarea
9Sam bôngAmentotaxus argotenia
10Sam lạnhAbies nukiangensis
11Trầm (gió bầu)Aquilaria crassna
12Hoàng đànCopressus Torulosa
13Thông 2 lá dẹtDucampopinus krempfii
Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023


Nhóm IIA

STTTên gỗTên khoa học
1Cẩm laiDalbergia oliverii Gamble
 – Cẩm lai Bà RịaDalbergia bariaensis
 – Cẩm laiDalbergia oliverii Gamble
 – Cẩm lai Đồng NaiDalbergia dongnaiensis
2Cà te (Gõ đỏ)Afzelia xylocarpa
3Gụ 
 Gụ mậtSindora cochinchinenensis
 Gụ lauSindora tonkinensis – A.Chev
4Giáng hương 
 Giáng hươngPterocarpus pedatus Pierre
 Giáng hương Cam bốtPterocarpus cambodianus Pierre
 Giáng hương mắt chimPterocarpus indicus Wild
5Lát 
 Lát hoaChukrasia tabularis A.juss
 Lát da đồngChukrasia sp
 Lát chunChukrasia sp
6Trắc 
 TrắcDalbergia cochinchinenensis Pierre
 Trắc dâyDalbergia annamensis
 Trắc Cam bốtDalbergia combodiana Pierre
7Pơ muFokienia hodginsii A.Henry et Thomas
8Mun 
 MunDiospyros mun H.lec
 Mun sọcDiospyros SP
9ĐinhMarkhamia pierrei
10Sến mậtMadhuca pasquieri
11NghiếnBurretiodendron hsienmu
12Lim xanhErythophloeum fordii
13Kim giaoPadocapus fleuryi
14Ba gạcRauwolfia verticillata
15Ba kíchMorinda offcinalis
16Bách hợplilium brownii
17Sâm ngọc linhPanax vietnammensis
18Sa nhânAnomum longiligulare
19Thảo quảAnomum tsaoko

Tội vận chuyển gỗ trái phép 

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 35/2019/ND-CP và sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 07/2022/ND-CP thì hành vi vận chuyển lâm sản (trong trường hợp vận chuyển lâm sản bằng phương tiện vận tải, xác định hành vi vi phạm kể từ thời điểm lâm sản được xếp lên phương tiện vận chuyển) không có lý lịch tư pháp hoặc có lý lịch tư pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp thì bị xử phạt như sau:

 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường dưới 01 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 0,5 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,1 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 7.000.000 đồng.” 

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: 

 Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3; 

 Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3; 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng  trong các trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có giá trị  từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng trong các trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có giá trị từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau đây: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có giá trị từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến  330.000.000 đồng trong các trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng trong các trường hợp sau: 

 Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có giá trị từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã qua chế biến  không có hồ sơ chứng từ hợp pháp với trị giá lâm sản  từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã qua chế biến  không có hồ sơ chứng từ hợp pháp có trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã qua chế biến  không có hồ sơ  hợp pháp trị giá lâm sản tương ứng từ 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép lâm sản đã qua chế biến  không có hồ sơ  hợp pháp trị giá lâm sản từ 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.  Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép lâm sản đã qua chế biến  không có chứng từ hợp pháp về lâm sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 475.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: 

 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.  Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 

 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; 

 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; 

 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; 

 Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình về vấn pháp lý cho quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn, các mẫu đơn pháp luật hoặc các thông tin pháp lý khác. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp vận chuyển gỗ hương qua chế biến và không thuộc loại gỗ hương quả to phải làm gì?

Theo Điều 20 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản mua bán, vận chuyển trong nước như sau:
Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

Quá trình vận chuyển gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp khai thác từ rừng tự nhiên trong nước cần những giấy tờ gì?

Đối với các loại gỗ được khai thác trong những cánh rừng tự nhiên được Nhà nước giao hoặc cho các tổ chức thuê:
Phải có hóa đơn bán hàng hàng theo quy định của Bộ Tài chính. Nếu là vận chuyển nội bổ thì phải trình phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
Phải có lý lịch gỗ rõ ràng do tổ chức lập: gỗ phải có dấu búa Kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với lý lịch. Nếu gỗ không đủ chuẩn đóng dấu búa thì phải có biên bản kiểm tra được cấp bởi cơ quan kiểm lâm tại nơi khai thác gỗ.
Đối với các loại gỗ được khai thác trong những cánh rừng tự nhiên được Nhà nước giao hoặc cho các cá nhân, hộ gia đình thuê:
Phải có lý lịch gỗ rõ ràng do cá nhân, hộ gia đình lập: Gỗ có dấu búa Kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với lý lịch. Kiểm lâm tại cơ sở phải hướng dẫn cho UBND nơi có gỗ xác nhận lý lịch gỗ.

5/5 - (1 bình chọn)