Khái niệm người cao tuổi theo WHO?

259
Khái niệm người cao tuổi theo WHO

Ngày nay tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, trong xã hội thường sử dụng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, nhưng hiện nay thuật ngữ “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi thuật ngữ này mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng đối với những người lớn tuổi. Trong bài viết dưới đây Tìm luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về Khái niệm người cao tuổi theo WHO như thế nào nhé. Hãy cùng theo dõi và đón đọc

Khái niệm người cao tuổi theo WHO?

Theo WHO thì Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

Tại một số nước phát triển như Mỹ, Đức… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Tại Nhật Bản một số chuyên gia cho rằng 75 tuổi mới là người cao tuổi. Có thể thấy Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về tuổi tác. Người cao tuổi có các biểu hiện về già ở các nước đó khác nhau. Trong các quốc gia với hệ thống y tế và xã hội phát triển, việc chăm sóc sức khỏe được thúc đẩy, dẫn đến tăng cường tuổi thọ và trạng thái sức khỏe của người dân. Điều này thường làm trì hoãn hiện tượng lão hóa, khiến các quy định về độ tuổi tương ứng trong các nước này cũng có sự khác biệt.

Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật Người cao tuổi năm 2010, người cao tuổi được xác định là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.” Với thu nhập trung bình thấp, quốc gia đã đối mặt với tình trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng. Hiện tại, Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối của cơ cấu dân số vàng, đi vào giai đoạn già hóa dân số. Trong tình hình này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên toàn cầu.

Tại Việt Nam có những chính sách nào đối với người cao tuổi?

Nhóm người cao tuổi chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu dân số tại nước ta, và họ thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ và cung cấp chăm sóc y tế toàn diện cho họ là điều cần thiết. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi cụ thể như sau:

– Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

– Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

– Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

– Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

– Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây được trợ cấp:

  • Người cao tuổi thuộc hộ nghèo và không có người nào có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng. Hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, nhưng người này đang nhận trợ cấp xã hội hàng tháng.
  • Những người cao tuổi từ 75 tuổi đến 80 tuổi, thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, nhưng không rơi vào quy định tại điểm a. Điều này đúng cho những người sống tại các xã, thôn trong các vùng dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn đặc biệt.
  • Người từ 80 tuổi trở lên, không thuộc quy định tại điểm a, và không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng.
  • Người cao tuổi trong tình trạng thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng. Họ không có điều kiện sống trong cộng đồng, nhưng đủ điều kiện để tiếp nhận hỗ trợ xã hội tại cơ sở. Mặc dù vậy, họ vẫn được nhận nuôi dưỡng và chăm sóc tại cộng đồng.
Khái niệm người cao tuổi theo WHO

Chế độ làm việc của người lao động cao tuổi tại Việt Nam

Già hóa dân số đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về chăm sóc sức khỏe, cung ứng lao động và việc làm cho người cao tuổi. Các chuyên gia cho rằng, việc tạo điều kiện để Người cao tuổi tiếp tục làm việc không chỉ giúp NCT tăng thu nhập mà còn giảm tác động bất lợi của biến đổi nhân khẩu học đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

chế độ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định như sau:

– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian và làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực;

– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khái niệm người cao tuổi theo WHO? ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động cao tuổi đóng bảo hiểm y tế với mức bao nhiêu?

Nếu người lao động đang hưởng lương hưu thì tổ chức bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động với mức bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
Trường hợp người lao động cao tuổi chưa được hưởng lương hưu thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%.

Những hành vi nào bị cấm thực hiện với người cao tuổi?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi cụ thể như sau:
Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.
Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)