Khi nào cần trích lục đăng ký kết hôn?

233

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai người. Chính vì vậy hôn nhân có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đăng ký kết hôn được coi là văn bản đặc biệt quan trọng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người và tham gia vào các quan hệ khác trong thực tiễn đời sống xã hội. Có nhiều lý do cần phải xin trích lục giấy đăng ký kết hôn. Vậy Khi nào cần trích lục đăng ký kết hôn? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Có được xin trích lục giấy đăng ký kết hôn hay không?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

“Điều 61. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch

1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý, bảo mật, bảo đảm an toàn; chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có trách nhiệm bảo đảm bí mật cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”

Theo đó, về nguyên tắc thì cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định người dân nếu có nhu cầu xin trích lục giấy kế hôn thì có quyền xin trích lục lại giấy đăng ký kết hôn và sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trích lục.

Khi nào cần trích lục đăng ký kết hôn?

Khi nào cần trích lục đăng ký kết hôn?

Theo quy định pháp luật tại Khoản 3 Điều 18, Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 62 Luật Hộ tịch 2014 trường hợp khi công dân bị mất cả 02 giấy đăng ký kết hôn (bản chính) sau ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì không được cấp lại giấy đăng ký kết hôn nữa . Chính vì vậy trong trường hợp làm mất giấy đăng ký kết hôn, khi muốn sử dụng đăng ký kết hôn vào thủ tục khác thì cần làm trích lục đăng ký kết hôn.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp làm mất bản gốc giấy đăng ký kết hôn. Do vậy, công dụng chính của trích lục kết hôn cũng thường được sử dụng để thay thế giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và được dùng để ly hôn, cay vốn ngân hàng, chia tài sản chung,… trong trường hợp bị mất hay thất lạc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Văn bản trích lục có giá trị pháp lý tương đương với giấy chứng nhận kết hôn.

Xin trích lục lại giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 13. Cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, xác nhận thông tin hộ tịch

  1. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này cấp bản sao trích lục hộ tịch theo yêu cầu của cá nhân, không phụ thuộc vào nơi đã đăng ký việc hộ tịch và nơi cư trú của người có yêu cầu.
  2. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này cấp xác nhận thông tin hộ tịch đối với trường hợp cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin từ nhiều việc đăng ký hộ tịch hoặc xác nhận các thông tin hộ tịch khác nhau của mình; cơ quan, tổ chức có yêu cầu khai thác nhiều thông tin hộ tịch của một cá nhân hoặc khai thác thông tin hộ tịch của nhiều người.
  3. Người có yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch phải cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện từ tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
    Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải nộp Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo mẫu, xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.
    Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, nếu thấy thông tin đề nghị xác nhận là đúng thì có văn bản xác nhận thông tin hộ tịch trả cho người có yêu cầu. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Như vậy, việc cấp trích lục giấy đăng ký kết hôn được thực hiện như trên. Trường hợp mất giấy kết hôn nhưng sổ hộ tịch vẫn còn thông tin thì có thể yêu cầu cấp bản trích lục. Theo Điều 63 Nghị định này, cá nhân (không phụ thuộc vào nơi đã đăng ký việc hộ tịch và nơi cư trú) có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Mẫu tờ khai yêu cầu cáp bản sao trích lục kết hôn

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung bài viết mà Tìm luật tư vấn liên quan đến vấn đề Khi nào cần trích lục đăng ký kết hôn?. Tìm luật có cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn đa dạng chuẩn pháp luật được cập nhật mới như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd đến với quý khách hàng, hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định nào quy định về việc hạn chế thời hạn của bản sao được cấp từ sổ gốc hay bản sao được chứng thực từ bản chính nên có thể hiểu giá trị của bản sao là vô thời hạn. Nhưng có thể hiểu cụ thể trên thực tiễn thì bản chính có giá trị bao lâu thì bản sao cũng có giá trị bấy nhiêu thời gian.
Như vậy, thời hạn của trích lục kết hôn tương đương với thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc.

Làm thủ tục xin trích lục kết hôn bao nhiêu tiền?

Lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nói chung và bản sao trích lục giấy chứng nhận kết hôn nói riêng được tuân thủ theo Nghị quyết về phí và lệ phí hành chính của từng tỉnh thành khác nhau. Khi yêu cầu cấp trích lục giấy chứng nhận kết hôn, bạn cần nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh áp dụng ở địa phương mình.

5/5 - (1 bình chọn)