Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường xử phạt như thế nào?

75
lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là một vi phạm giao thông khá phổ biến và có thể gây ra nguy cơ mất an toàn giao thông. Việc tuân thủ vạch kẻ đường được quy định để đảm bảo sự an toàn trong giao thông đường bộ. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm quy định này, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về quy định và mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường trong bài viết dưới .

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường như thế nào?

Vạch kẻ đường không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và điều tiết giao thông mà còn đảm bảo tính an toàn cho người tham gia. Việc tuân thủ quy định về vạch kẻ đường là một trách nhiệm quan trọng của người lái xe, và việc vi phạm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường cụ thể như sau:

Xử phạt đối với xe máy

Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thế bởi cụm từ bởi Điểm e Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;”

Như vậy, người điều khiển xe máy không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Xử phạt đối với xe ô tô

Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thay thế một số cụm từ bởi Điểm a, Điểm I Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;”

Theo đó, người điều khiển xe ô tô có hành vi không chấp hành vạch kẻ đường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Quy định về vạch kẻ đường như thế nào?

Vạch kẻ đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giao thông, bảo đảm an toàn và trật tự trên các tuyến đường. Việc thực hiện đúng quy định về vạch kẻ đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về các quy định liên quan đến vạch kẻ đường, như sau:

Theo Điều 52 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vạch kẻ đường, cụ thể như sau:

– Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

– Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

– Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.

– Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định.

– Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.

Mời bạn xem thêm về: Chạy xe sai làn đường phạt bao nhiêu tiền? theo quy định pháp luật hiện nay.

Phân loại vạch kẻ đường hiện nay

Phân loại vạch kẻ đường hiện nay là một khía cạnh quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ. Từ vạch kẻ ngang, vạch kẻ dọc, đến vạch kẻ đặc biệt và biểu tượng giao thông, mỗi loại vạch kẻ đều đóng vai trò quan trọng trong việc quy định an toàn và hướng dẫn người tham gia giao thông. Việc phân loại vạch kẻ đường được quy định theo Điều 53 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

– Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng, trong đó:

+ Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.

+ Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

 Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:

+ Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;

+ Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;

+ Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

– Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm: vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.

 Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:

+ Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;

+ Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.

Mời bạn xem thêm về: mẫu sơ yếu lý lịch 2023 được chúng tôi cập nhật mới theo quy định hiện nay.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường xử phạt như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật,…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của vạch kẻ đường

Hiệu lực của vạch kẻ đường được quy định tại Điều 55 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
– Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. 
– Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định.

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe theo khoản 1 Điều 52 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

5/5 - (1 bình chọn)