Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

272
Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Hiện nay vấn đề phòng cháy chữa cháy là vấn đề rất nhức nhối của xã hội. Có rất nhiều cơ sở kinh doanh hay nhà ở không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hoặc không đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy nên rất nhiều vụ hỏa hoãn có hậu quả lớn xảy ra. Vậy hiện nay mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy như thế nào? Hồ sơ xin giấy chứng nhận phòng cháu chữa cháy bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn nhé.

Đối tượng thuộc diện cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy 

Trong các công trình thương mại hay xây dựng, an toàn cháy nổ là điều mà các nhà thầu, chủ đầu tư xây dựng phải quan tâm. Đối với một số đối tượng nhất định, pháp luật yêu cầu phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy bắt buộc. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

– Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

– Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Hiện nay khi tiến hành xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì mỗi trường hợp sẽ có mục đích khác nhau nên hồ sơ, giấy tờ cũng khác nhau. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

– Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: 

+ Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06);

+ Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt):

+ Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; 

+ Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

– Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: 

+ Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; 

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: 

+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

+ Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có); 

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; 

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

+ Dự toán xây dựng công trình; .

+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; 

+ Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); 

+ Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);

– Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: 

+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

+ Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; 

+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. 

Yêu cầu bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải được chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện xác nhận. Nếu hồ sơ được lập bằng tiếng nước ngoài, phải có bản dịch sang tiếng Việt, và chủ đầu tư cũng như chủ phương tiện cần chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch này.

Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy phép phòng cháy, chữa cháy là văn bản pháp luật xác nhận cơ quan cấp đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, là giấy phép quản lý các chứng chỉ an toàn phòng cháy và chữa cháy. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đối với nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng, giấy phép sản xuất.

Vấn đề Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi

Vi phạm kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy bị phạt bao nhiêu?

Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền; Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;…
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Khi cháy chung cư mini thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân?

Theo quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Do đó, để xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thì phải xác định được nguyên nhân gây ra vụ cháy, từ đó quy trách nhiệm cho ai (những ai) là người có lỗi để xảy ra vụ cháy này.
Khi xác định được (qua quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền) ai là người có lỗi thì những người này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)