Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản

188
mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn gian

Mẫu hợp đồng thuê đất là một tài liệu quan trọng trong các giao dịch bất động sản, đặc biệt khi liên quan đến việc thuê đất. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản và điều kiện mà các bên cam kết và thỏa thuận để quy định quyền và trách nhiệm của họ trong quá trình thuê đất. Vậy “Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản

Tải xuống Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản

Mời bạn xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Nội dung của mẫu hợp đồng thuê đất bao gồm những gì?

Mẫu hợp đồng thuê đất là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực bất động sản, định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong quá trình thuê đất. Nội dung của mẫu hợp đồng thuê đất bao gồm: thông tin về các bên, diện tích và vị trí của đất, thời hạn thuê, giá thuê, mục đích sử dụng, quyền và trách nhiệm của cả hai bên, điều khoản kết thúc hợp đồng, và nhiều điều khoản bổ sung khác.

Căn cứ theo Điều 501 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của mẫu hợp đồng cho thuê về quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, Hợp đồng thuê đất bao gồm có những nội dung sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ

– Số của hợp đồng, ngày tháng năm các bên thực hiện soạn thảo hợp đồng cho thuê đất

– Tên tiêu đề: hợp đồng thuê đất

– Các căn cứ để lập ra hợp đồng thuê đất

– Ngày tháng năm và địa điểm soạn thảo hợp đồng cho thuê đất

– Thông tin của các bên là bên cho thuê đất và bên thuê đất

– Nội dung thỏa thuận ký hợp đồng cho thuê đất

– Các bên cam kết về việc thực hiện theo hợp đồng đã ghi nhận trường hợp có phát sinh cần bồi thường

– Cam kết khác,…

– Số hợp đồng được lập ra

– Hiệu lực hợp đồng

– Bên thuê đất và bên cho thuê đất ký và ghi rõ họ tên kèm đóng dấu (nếu có)

Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản

Quy định về thuê đất

Theo quy định của luật pháp, việc thuê đất có thể được chia 02 trường hợp: Nhà nước cho thuê đất, và hai là việc cá nhân, gia đình, hoặc tổ chức cho thuê đất.

Nhà nước cho thuê đất

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

– Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao;

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;

– Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, người có nhu cầu thuê đất của Nhà nước cần đáp ứng các điều kiện cho thuê đất và có đơn xin thuê đất nộp cho cơ quan Nhà nước. Điều kiện, trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu được phê duyệt, người thuê đất sẽ ký Hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước.

Thẩm quyền Nhà nước cho thuê đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013.

Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức cho thuê đất

Việc cho thuê quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký trong sổ địa chính. Trong giao dịch thuê đất, các bên phải tuân theo đúng quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật Đất đai 2013 và Hợp đồng thuê đất.

Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức là người sử dụng đất có quyền cho thuê quyền sử dụng đất. Theo đó, khi cho thuê đất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

” Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Mời bạn xem thêm nội dung liên quan: Tải xuống mẫu hợp đồng thuê mặt bằng

Vấn đề “Mẫu hợp đồng cho thuê đất đơn giản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng không?

Giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo mẫu. Tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Như vậy, theo quy định nêu trên, Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Tức, các bên sau khi lập Hợp đồng cho thuê đất thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, việc công chứng, chứng thực Hợp đồng cho thuê đất vẫn là cần thiết bởi khi công chứng Hợp đồng thuê đất sẽ giúp đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra sau này.

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê đất

– Chủ thể cho thuê phải là chủ sử dụng của mảnh đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Cần lưu ý về nhóm người sử dụng đất tham gia ký Hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là quy định rất quan trọng để bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng không hay được chú ý tới.
– Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Có nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện mà dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)