Con dấu công ty là một công cụ quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng để đóng lên các văn bản và giấy tờ của mình. Vai trò của con dấu thể hiện giá trị pháp lý quan trọng đối với các văn bản và giấy tờ mà doanh nghiệp ban hành. Có thể hiểu rằng, việc đóng dấu vào những hợp đồng và giao dịch của công ty là điều quan trọng để chúng có hiệu lực.
Vậy Mẫu quy định sử dụng con dấu của công ty“ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống
Xem trước và tải xuống mẫu quy định sử dụng con dấu của công ty
Các loại con dấu của công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020, việc quản lý và sử dụng con dấu của công ty được thực hiện mà không phụ thuộc vào sự điều chỉnh chung bởi các Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của công ty bao gồm 02 loại:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu (hay còn gọi là con dấu vật lý);
– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp về con dấu công ty
Theo quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự quyết liên quan đến việc sử dụng con dấu công ty. Theo đó, doanh nghiệp được toàn quyền trong việc quyết định về loại dấu, hình thức, số lượng, và nội dung của con dấu mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn con dấu, doanh nghiệp vẫn cần tuân theo chế tài của pháp luật về các mẫu con dấu cơ bản, nhằm đảm bảo tính thống nhất và nhất quán. Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu doanh nghiệp như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
- 1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- 2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- 3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Quy định về số lượng, hình thức và nội dung mẫu con dấu công ty
Quy định về số lượng, hình thức mẫu dấu công ty
Về số lượng
Doanh nghiệp có thể cùng lúc sở hữu nhiều con dấu khác nhau chứ không phải chỉ một con dấu như trước đây.
Về hình thức
Doanh nghiệp có thể chọn hình thức cho con dấu:
– Hình dáng: Con dấu có thể ở nhiều hình dáng (tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, hình thang, hình thoi hay các hình đa giác khác). Con dấu cũng có thể khắc hình hoa, bướm, cá, chim tuỳ ý
– Màu sắc và kích thước: Tùy ý và không bị giới hạn.
Quy định về nội dung
– Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định nội dung của con dấu công ty. Hai yếu tố gồm: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp không bắt buộc phải có như trước đây.
– Doanh nghiệp có thể khắc vào con dấu các nội dung như: logo, slogan hay những nội dung khác tùy ý.
Những điều cấm về hình thức mẫu con dấu
Không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu dưới đây trong nội dung hoặc làm hình thức con dấu công ty:
– Quốc kỳ, Quốc huy hoặc cờ Đảng của nước Việt Nam.
– Không sử dụng hình ảnh, biểu tượng có tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội vào con dấu.
– Từ ngữ, ký hiệu, hình ảnh trên con dấu công ty không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của Việt Nam.
– Thiết kế con dấu công ty phải tuân thủ luật sở hữu trí tuệ.
Quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng con dấu của công ty
Việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện theo nội dung quy định trong Điều lệ của công ty. Bên cạnh đó, theo quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2020, cả chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác của doanh nghiệp cũng được ủy quyền để tự ban hành quy chế liên quan đến việc sử dụng con dấu của mình.
Tính từ ngày 01/01/2021, trong các giao dịch, hai bên sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu, mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tìm luật đã tư vấn các thông tin pháp lý có liên quan đến chủ đề “Download mẫu quy định sử dụng con dấu của công ty”. Ngoài ra, bạn có thể tìm các vấn đề pháp lý khác liên quan như là soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay, các mẫu đơn hay các thông tin pháp lý khác. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc pháp lý với những chuyên viên pháp luật hàng đầu, cung cấp chuẩn thông tin pháp lý đến quý vị khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không?
Hướng dẫn tra cứu mẫu dấu công ty chi tiết năm 2023
Câu hỏi liên quan
Sử dụng con dấu khi chưa đăng ký xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định mức xử phạt vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
g) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;
h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;
i) Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, hành vi sử dụng con dấu công ty mà không làm thủ tục thông báo mẫu dấu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp lại con dấu pháp nhân bị mất, hỏng là bao lâu?
Thời gian cấp lại con dấu bị mất, hỏng đối với doanh nghiệp thường là 1-3 ngày; đối với cơ quan, tổ chức khác có thể lên tới 7 ngày