Quy định chi tiết về việc thuê đất rừng sản xuất năm 2023

100
Quy định chi tiết về việc thuê đất rừng sản xuất năm 2023

Rừng được xem như một loại tài nguyên vô cùng quý và quan trọng trong môi trường sống của con người. Chính vì vậy mà công tác quản lý, bảo vệ rừng được Nhà nước đặt ra rất chặt chẽ để tránh có người vi phạm. Đất rừng chiếm đến ¾ diện tích đất cả nước, một con số có thể chứng tỏ chiếm tỷ lệ rất lớn và quan trọng hơn hết là loại đất này có điều kiện sinh sống phát triển trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Đát rừng được áp dụng pháp luật theo quy định về Luật Đất đai năm 2013. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thuê đất rừng sản xuất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Khái niệm đất rừng sản xuất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013 có thể hiểu Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng,… Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa phòng rừng và bảo vệ rừng.

Các loại đất rừng sản xuất

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp sản xuất. Theo đó, đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất và kinh doanh lâm sản, cây gỗ, các động vật khác được chăn nuôi tại rừng sản xuất…

Hiện nay, đất rừng sản xuất được phân thành 02 loại chính của đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. Cụ thể như sau:

– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;

– Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng được trồng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc rừng được trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

Mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

Đối tượng được Nhà nước giao và cho thuê rừng sản xuất 

Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng

Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;

– Đơn vị vũ trang;

– Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Cho thuê rừng sản xuất

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. 

Thuê đất rừng sản xuất

Quy định chi tiết về việc thuê đất rừng sản xuất năm 2023

Hiện nay, quy định pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng như sau:

Đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Đối với rừng tự nhiên

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Đất rừng phòng hộ

Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định như sau:

– Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Đất rừng đặc dụng

Căn cứ Điều 138 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:

– Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Trình tự thực hiện thủ tục thuê đất rừng sản xuất

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất;

Bước 2: Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào Đơn về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và chuyển hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Trong thời hạn không quá hai mươi bảy (27) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất.
– Chỉ đạo VP ĐKQSDĐ thực hiện việc trích lục hoặc trích đo địa chính thửa đất, chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến; thực hiện việc bàn giao đất ngoài thực địa; thực hiện luân chuyển hồ sơ địa chính cho cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế để xác định đơn giá đất thuê, mức thu và thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đủ điều kiện.

Trường hợp đất rừng sản xuất bị thu hồi

Thu hồi đất được hiểu là việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất của chủ thể đã được Nhà nước trao quyền sử dụng đất. Theo đó việc thu hồi đất rừng sản xuất cũng chính là việc Nhà nước thu hồi lại quyền sử dụng đối với đất rừng sản xuất đó của cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức đã được trao quyền sử dụng đối với đất rừng đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì đất rừng sản xuất bị Nhà nước thu hồi trong các trường hợp sau:

– Cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất là chủ rừng sản xuất nhưng lại sử dụng rừng không đúng mục đích sản xuất, cố ý không thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến đất với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

– Cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức được sử dụng rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng sản xuất trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

– Chủ sử dụng rừng sản xuất tự nguyện trả lại rừng sản xuất cho Nhà nước;

– Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình không được gia hạn thêm thời gian sử dụng;

– Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng được giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất;

– Chủ rừng sản xuất là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì phải trả lại đất cho Nhà nước;

– Một số các trường hợp thu hồi đất có rừng sản xuất khác theo quy định của Luật Đất đai hiện hành.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thuê đất rừng sản xuất″ của Tìm luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý khách hàng như mẫu sơ yếu lý lịch 2023, mẫu đơn hay các thông tin pháp lý khác.

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức giao đất rừng sản xuất như thế nào?

Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta theo quy định tại khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013

Đất rừng sản xuất bị thu hồi có được đền bù không?

Khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 nêu rõ:
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Theo đó, trường hợp chủ rừng sản xuất bị thu hồi đất được bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
– Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy, đất rừng sản xuất khi bị thu hồi sẽ được đền bù theo quy định pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Trong đó, người sử dụng đất rừng sản xuất là hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

5/5 - (1 bình chọn)