Quy định tù nhân có được khen thưởng ở Việt Nam không?

122

Trong quá trình thi hành án của người phạm tội khi bị kết án được gọi là phạm nhân mà nếu như họ có biểu hiện tốt như lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua khi đang chấp hành án phạt tù, thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng. Ngoài ra nếu như phạm nhân vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định vềTù nhân có được khen thưởng ở Việt Nam không? có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thi hành án năm 2019
  • Nghị định 133/2020/NĐ-CP

Khái niệm tù nhân

Tù nhân là người đang bị giam giữ tại một trại giam. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam tù nhân sẽ được gọi là phạm nhân. Phạm nhân theo quy định pháp luật tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án năm 2019 được hiểu như sau: 

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”

Như vậy, ta có thể hiểu định nghĩa phạm nhân theo hai nghĩa sau: Một là, phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hai là, phạm nhân là người phạm tội đã bị Tòa án kết án hình phạt tù nhưng đang được cải tạo trong các trại giam hoặc là người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. 

Tù nhân có được khen thưởng ở Việt Nam không?

Quy định tù nhân có được khen thưởng ở Việt Nam không?

Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo quy định tại Điều 41 Luật thi hành án hình sự 2019.

“Điều 41. Khen thưởng phạm nhân

1. Trong thời gian chấp hành ánphạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:

a) Biểu dương;

b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;

c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.

2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghịxét nâng mứcgiảm thời hạn chấp hành ánphạt tù theo quy định của pháp luật.”

Về hình thức khen thưởng

Phạm nhân có thể được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:

  • Biểu dương;
  • Thưởng tiền hoặc hiện vật;
  • Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.

Theo quy định thì định mức liên lạc bằng điện thoại của phạm nhân được quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật Thi hành án hình sự 2019, như sau:

Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

Như vậy, định mức liên bằng điện thoại trong nước hàng tháng đối với phạm nhân là mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Trường hợp phạm nhân được khen thưởng thì sẽ được áp dụng hình thức khen thưởng là tăng số lần liên lạc bằng điện thoại theo quy định nêu trên. Số lần và mỗi lần trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào quy chế khen thưởng của từng đơn vị.

Về thẩm quyền khen thưởng

Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân.

Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền quyết định khen thưởng phạm nhân

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

“Điều 41. Khen thưởng phạm nhân

2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghịxét nâng mứcgiảm thời hạn chấp hành ánphạt tù theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có thẩm quyền quyết định khen thưởng phạm nhân.

Xử lý phạm nhân vi phạm

Căn cứ theo Điều 43 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về xử lý phạm nhân vi phạm như sau:

“Điều 43. Xử lý phạm nhân vi phạm

1. Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.

2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.

3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyềnđiều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó, tất cả các đối tượng vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Trong trường hợp có nhiều người vi phạm, mỗi phạm nhân sẽ bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm của mình. Trường hợp phát hiện xử lý kỷ luật không đúng quy định thì bãi bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật đó.

Tuy nhiên nếu phạm nhân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn, hối cải, cam kết tích cực phấn đấu sửa chữa vi phạm hoặc lập công chuộc tội thì xem xét, xử lý kỷ luật có thể ở mức nhẹ hơn. Nếu phạm nhân đang thi hành quyết định kỷ luật nếu có quyết định điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định kỷ luật hoặc thay đổi, hủy bỏ quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật

Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật đối với phạm nhân theo quy định tại Điều 23 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành án hình sự. Cụ thể như sau:

“Điều 23. Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp vụ việc có liên quan nhiều phạm nhân hoặc phức tạp cần có thời gian điều tra, xác minh, thì kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 07 ngày, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải xem xét, ra quyết định kỷ luật. Quyết định kỷ luật phạm nhân phải ghi rõ ngày có hiệu lực thi hành và công bố cho phạm nhân biết.

2. Phạm nhân có quyết định kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách để công nhận đã cải tạo tiến bộ. Đối với hình thức kỷ luật khiển trách, thời gian theo dõi, thử thách là 01 tháng; đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, thời gian theo dõi, thử thách là 03 tháng; đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật, thời gian theo dõi, thử thách là 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật tính từ ngày được đưa ra khỏi buồng kỷ luật.

3. Trong thời gian theo dõi, thử thách mà phạm nhân không có vi phạm, thì khi hết thời hạn sẽ được công nhận đã cải tạo tiến bộ. Trường hợp đã thi hành được một nửa thời hạn trở lên mà không vi phạm, có quyết định khen thưởng, thì được xét, công nhận đã cải tạo tiến bộ trước thời hạn. Trường hợp lập công thì được xét, công nhận đã cải tạo tiến bộ ngay. Phạm nhân thường xuyên vi phạm bị giam giữ riêng thì thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận đã cải tạo tiến bộ kể từ ngày đưa ra khỏi buồng giam giữ riêng.

Phạm nhân chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, nếu tiếp tục có quyết định kỷ luật mới, thì thời hạn theo dõi, thử thách là tổng thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật cũ và mới. Trường hợp vi phạm chưa đến mức xử lý kỷ luật, thì có thể gia hạn thời gian theo dõi, thử thách 02 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn theo dõi, thử thách đang thi hành.

4. Phạm nhân bị kỷ luật giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo quy định. Buồng kỷ luật phạm nhân phải bảo đảm chặt chẽ về an ninh an toàn, bảo đảm ánh sáng, thông thoáng và theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

5. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, nếu phạm nhân nhận rõ sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa, thì xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn. Trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu, thì lập biên bản, đưa ra ngoài điều trị, chữa bệnh, khi sức khỏe ổn định thì xem xét tiếp tục thi hành kỷ luật hoặc cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn.

6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định công nhận phạm nhân đã cải tạo tiến bộ; gia hạn thời gian theo dõi, thử thách; cho ra khỏi buồng kỷ luật; tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật; hoãn, miễn thi hành giam tại buồng kỷ luật; thay đổi hình thức kỷ luật đối với phạm nhân. Các quyết định, biên bản, tài liệu kỷ luật được lưu hồ sơ phạm nhân.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp thông tin về vấn đề “Tù nhân có được khen thưởng ở Việt Nam không?”. Ngoài ra chúng tôi có cung cấp các thông tin pháp lý khác liên quan như là điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự… quý khách có thể theo dõi và tìm hiểu thêm.

Câu hỏi thường gặp

Phạm nhân được khen thưởng nhiều có được về thăm nhà không?

Theo quy định tại Điều 11 Luật thi hành án hình sự 2010, có quy định về các hình thức khen thưởng đối với phạm nhân như sau:
– Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau:
+ Biểu dương;
+ Thưởng tiền hoặc hiện vật;
+ Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
Theo quy định trên thì dù trong quá trình thi hành án hình phạt tù người thi hành án đã chấp hành tốt, đã được nhiều lần khen thưởng thì vẫn không được phép về thăm nhà. Nhưng việc người thi hành án chấp hành án tốt sẽ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giảm thời gian chấp hành án và là căn cứ để được xét đặc xá hằng năm.

Khen thưởng có được giảm thời gian ở tù không?

Theo như quy định tại Điều 41 Luật thi hành án hình sự 2019 thì giảm thời hạn tù không phải là một trong những hình thức khen thưởng. Do đó, khi có thành tích, tù nhân chỉ được khen thưởng bằng: Biểu dương; Thưởng tiền hoặc hiện vật; Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.

5/5 - (1 bình chọn)