Quy định về cách địa chính đo đất như thế nào mới

75
Quy định về cách địa chính đo đất như thế nào mới

Công tác trong quy trình đo đạc địa chính và những số liệu cụ thể trong quá trình đo đạc thực địa có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý địa chính của từng địa phương, cá nhân.  Pháp luật cũng đã ban hành quy định cụ thể về việc thực hiện đo đạc, xác định lại ranh giới đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Địa chính đo đất như thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Khái niệm đo đạc đất đai

Đo đạc đất đai là việc cán bộ đo đạc sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai hoặc để người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính.

Thực chất đo đạc đất đai là nhiệm vụ xác định về mốc giới, ranh giới và diện tích của các lô, thửa đất cụ thể nào đó. Đây chính là bước đệm để thực hiện chính xác việc xác định các vị trí trên bản đồ. Mục đích chính là phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các trường hợp phải đo đạc lại đất

Các trường hợp diện tích thay đổi ảnh hưởng đến giao dịch chuyển nhượng đất được quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

Theo quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể các trường hợp cần xin đo đạc lại đất:

“Điều 17. Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính

1. Chỉnh lý bản đồ địa chính

1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);

b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

c) Thay đổi diện tích thửa đất;

d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;

đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;

g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;

h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;

i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.”

Địa chính đo đất như thế nào?

Quy định về cách địa chính đo đất như thế nào mới

Bước 1: Xác định mục đích đo đạc.

Nhân viên đo đạc phối hợp với chủ sử dụng đất để xác định nhiệm vụ đo đạc là gì nhằm tư vấn cho chủ sử dụng cung cấp những loại giấy tờ gì và quy trình thực hiện ra sao.
Ví dụ: Đo đạc để cấp đổi, chuyển công năng sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, cắm ranh, tranh chấp…Sau đây Công Ty CP Đo Đạc Xây Dựng Thiết Bị Phúc Gia cho một đơn cử là đo đạc phục vụ cho công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 2: Thu thập tại liệu.

Lúc này nhân viên đo đạc yêu cầu chủ sử dụng đất chủ sử dụng đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng) như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ…

Bước 3: Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ.

Trong bước này cần xác định ranh giới mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ tại các điểm ranh và điểm chuyển hướng (điểm gãy) của ranh giới thửa đất sau đó xác định vị trí thửa đất trên bản đồ tham khảo.
Lập bản mô tả ranh giới thửa đất lưu ý ghi rõ địa chỉ thửa đất tứ cận là gì? Mục đích đo vẽ để phục vụ cho công tác nội nghiệp và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý nộp cho cơ quan thẩm quyền.

Bước 4: Đo đạc hiện trường.

Tiến hành dùng thước, máy đo khoảng cách, máy toàn đạc điện tử, máy GPS công nghệ cao để đo các vị trí trên ranh đất một cách chính xác nhất.

Bước 5: Đối chiếu tài liệu cũ.

Đối chiếu với các tài liệu cũ như bằng khoán, tài liệu 299, bản đồ địa chính 02, các tài liệu bản đồ địa chính mới khác.

Bước 6: Xác nhận tứ cận và chính chủ.

Xuất kết quả đo đạc, tập hợp hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỷ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng chuẩn bị nộp hồ sơ.

Bước 7: Nộp hồ sơ.

Sau khi kiểm tra lần cuối không phát hiện sai sót của hồ sơ kỷ thuật thửa đất và pháp lý ta tiến hành nộp cho cơ quan thẩm quyền và nhận giấy hẹn để nhận lại giấy quyền sử dụng đất mới.

Quy định về lệ phí đo đạc và cắm mốc 

Trích Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định nội dung như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

4. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”

Trích theo Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 việc xác định ranh giới thửa đất được áp dụng như sau:

“Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Địa chính đo đất như thế nào”. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp các thông tin pháp lý khác liên quan đến mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Hy vọng kiến thức trên có thể giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Có được đo vẽ lại bản đồ địa chính không?

Bản đồ địa chính được đo vẽ lại trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:
Việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau đây:
– Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;
– Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;
– Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa;
– Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư này.

Những trường hợp cần thực hiện thủ tục đo đạc đất đai?

Trích đo thửa đất hoặc trích lục thửa đất là việc xác định diện tích theo ranh giới, mốc giới cụ thể của một thửa đất để phục vụ cho việc quản lý, thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan
Việc trích đo thửa đất theo yêu cầu của chủ sử dụng có thể giúp chủ đất nắm được các thông tin về diện tích, kích thước các cạnh, ranh giới, mốc giới thửa đất. Kết quả của việc trích lục thửa đất
Trích đo thửa đất để phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp đất đai như tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, đo đạc xác định ranh giới đất, tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất. Khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì hồ sơ giải quyết tranh chấp bắt buộc sẽ phải có bản đồ địa chính thửa đất, trích lục bản đồ thửa đất. Tuy nhiên không phải lúc nào việc trích đo thửa đất cũng do cán bộ địa chính thực hiện. Trong nhiều trường hợp để nhanh chóng, kịp thời và để kiểm tra lại sự chính xác về diện tích, kích thước thửa đất các bên tranh chấp có thể liên hệ Công ty đo đạc
Trích đo thửa đất để làm thủ tục đăng ký đất đai, bổ sung tài sản gắn liền với đất : Trường hợp đăng ký đất đai, bổ sung tài sản gắn liền với đất mà chưa có trích lục bản đồ thửa đất hoặc kích thước, diện tích thửa đất có sự thay đổi thì cần thực hiện việc trích đo để bổ sung vào hồ sơ khi làm thủ tục.

5/5 - (1 bình chọn)