Quy định về mẫu giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

266
Quy định về mẫu giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

Hiện nay, do nhu cầu di chuyển nơi ở sao cho thuận tiện cho công tác quản lý của quản lý dân cư ở mỗi một địa phương, thành phố nơi chúng ta di rời tới chính vì vậy mà việc xác nhận đăng kí hộ khẩu thường trú rất cần thiết. Chính vì thế mẫu giấy xác nhận hộ khẩu thường trú sẽ giúp cho việc khai báo của người dân dễ dàng và chính xác hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cư trú 2014

Loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú dùng thay thế sổ hộ khẩu

Các loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu bao gồm:

– Thẻ Căn cước công dân;

– Chứng minh nhân dân;

– Giấy xác nhận thông tin về cư trú;

– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục đích giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

Giấy xác nhận nơi cư trú hay còn gọi là Giấy xác nhận thông tin về cư trú được sử dụng để xác nhận thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các nội dung khác của cá nhân, hộ gia đình khi có yêu cầu.

Đơn xác nhận hộ khẩu được sử dụng trong những trường hợp sau:

– Xác nhận chính xác là công dân đã được đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể  nào, hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu;

– Tiến hành thủ tục xin tạm trú, tạm văng;

– Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường, xã, quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, …

Giá trị của giấy xác nhận thông tin cư trú

Giấy xác nhận thông tin cư trú là một trong bốn loại giấy tờ có thể dùng thay sổ hộ khẩu để chứng minh nơi cư trú khi tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính theo Nghị định 104 năm 2022.

Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định, giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng trong thời gian như sau:

– Có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp khai báo cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

– Có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.

– Trường hợp thông tin cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

Hướng dẫn viết giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

Quy định về mẫu giấy xác nhận hộ khẩu thường trú

Đơn xin xác nhận hộ khẩu cần tuân thủ đầy đủ các quy định của văn bản hành chính. Mẫu đơn đề nghị xác nhận hộ khẩu gồm 02 phần chính là:

– Phần xác nhận hộ khẩu do công dân khai báo gồm các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân cần xác nhận;

– Phần xác nhận của cơ quan công an cùng chữ ký và họ tên của Thủ trường cơ quan cấp giấy.

Công dân khi điền vào mẫu này không cần phải điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu.

– Kính gửi: viết tên Công an phường/ xã/ thị trấn, quận/ huyện, thành phố/ tỉnh nơi người làm đơn đang cư trú cần xin xác nhận hộ khẩu.

– Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.

– Sinh ngày/ tháng/ năm nào: ghi theo giấy khai sinh. Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh.

– Mục thông tin giấy tờ nhân thân: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp tờ nhân thân đó.

– Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân có yêu cầu xác nhận hộ khẩu.Mục thể hiện mục đích xin xác nhận hộ khẩu: Có thể ghi “Tôi làm đơn này xin đề nghị Cơ quan Công an xác nhận cho tôi có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên từ ngày …tháng …năm …đến ngày …tháng…….“. Lưu ý, ghi đầy đủ địa chỉ nơi người làm đơn muốn xin xác nhận và ngày tháng năm thường trú đến ngày tháng năm rời đi.

– Mục Người làm đơn: ghi ngày tháng năm, dán ảnh, ký và ghi rõ họ tên. Sau đó nộp lên Công an phường/ xã/ thị trấn để xác nhận.

Ngoài ra, khi ghi biểu mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu cần lưu ý:

– Ghi chính xác và thống nhất các thông tin các nội dung trong biểu mẫu đơn xác nhận nơi cư trú; chữ viết phải rõ ràng, cùng một loại màu mực, không viết ký hiệu, không viết tắt.

– Trường hợp người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ.

– Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định pháp luật.

– Không tự ý tẩy xóa làm sai lệch thông tin, nội dung đã ghi trong biểu mẫu xác nhận hộ khẩu thường trú.

Về vấn đề thời hạn giấy xác nhận thông tin cư trú, khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2017/TT-BCA ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. 

Như vậy, trường hợp người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nghĩa là nơi ở hiện tại của người đó thì xác nhận cư trú của họ có giá trị trong vòng 06 tháng. Trường hợp xác nhận thông tin thường trú hay tạm trú thì giấy này chỉ có thời hạn trong vòng 60 ngày.

Trường hợp xin giấy xác nhận nơi cư trú

Xác nhận chính xác là công dân đã đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể nào, hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu;

Tiến hành thủ tục xin tạm trú, tạm vắng;

Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường xã, quận huyện tiếp nhận hồ sơ

Thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú

Theo quy định hiện nay, để xin xác nhận thông tin về cư trú, người dân thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị là Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã để thực hiện thủ tục xác nhận cư trú hoặc gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ; và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện; và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối; và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc. Trong trường hợp có thông tin cần xác minh, làm rõ thì thời hạn là 03 ngày làm việc.

Thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú

Thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:

– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.

“Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.”

– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.

Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đấy là giải đáp của Tìm luật về vấn đề “Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú“. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến mẫu đơn nghỉ việc, các thông tin pháp lý khác chúng tôi sẽ luôn giải đáp một cách tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy xác nhận cư trú cần những gì?

Để xin giấy xác nhận cư trú, người dân chỉ cần điền tờ khai thay đổi thông tin cư trú nộp cho công an xã.

Xin giấy xác nhận cư trú online được không?

Theo Quyết định 5548, người dân có thể nộp hồ sơ xin giấy xác nhận cư trú trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Xin giấy xác nhận cư trú ở đâu?

Người dân có thể xin giấy xác nhận cư trú tại Công an xã theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06.

5/5 - (1 bình chọn)