Tải xuống bản word mẫu đơn xin đổi tên khai sinh chuẩn 2023

133
Tải xuống bản word mẫu đơn xin đổi tên khai sinh chuẩn 2023

Tên, họ, chữ đệm đây là thứ giúp cho tất cả mọi người phân biệt giữa người này với người khác. Mặc dù vậy vì một vài lý do nào đó mà cha mẹ muốn thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con. Để thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con thì bố mẹ sẽ cần phải viết đơn xin thay đổi họ tên cho con. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin đổi tên khai sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Bộ luật Dân sự 2015

Đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con

Đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con là mẫu đơn do cha mẹ- người đại diện theo pháp luật đương nhiên của con lập ra và gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường- nơi đã đăng ký hộ tịch trước đó.

Mục đích của đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con

Đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con là văn bản ghi nhận những thông tin của người làm đơn và người được thay đổi tên, họ, chữ đệm cùng lời đề nghị được thay đổi tên, họ, chữ đệm gửi Ủy ban nhân dân xã phương nơi đăng ký hộ tịch trước đó. Đồng thời Đơn xin thay đổi tên, họ, chữ đệm cho con là căn cứ để ủy ban nhân dân xã, phường xem xét và thực hiện việc xác nhận đổi tên, họ, chữ đệm.

Điều kiện được thay đổi tên

Quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

Mẫu đơn xin đổi tên khai sinh

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin đổi tên khai sinh

Tải xuống bản word mẫu đơn xin đổi tên khai sinh chuẩn 2023

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi họ tên

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký.

Ví dụ: thay đổi họ, tên/ cải chính phần khai về chữ đệm của người mẹ/ xác định lại dân tộc/ bổ sung phần khai về năm sinh của người cha.

(5) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.

Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh tại UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 2015, số 10 quyển số 01/2015.

(6) Ghi rõ nội dung thay đổi họ tên

Ví dụ: – Được thay đổi họ từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Nam.

(7) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Hồ sơ đổi tên khai sinh

+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu quy định). Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, tùy từng trường hợp cụ thể phải nộp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các loại giấy tờ sau:

– Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó;

– Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha, mẹ ruột sang họ cha, mẹ nuôi thì phải nộp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;

– Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại thì phải nộp văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ. Văn bản này phải có chứng thực chữ ký của cả cha lẫn mẹ. Trong trường hợp nếu khai sinh trước đây đã đăng ký không ghi phần cha hoặc mẹ hay ghi tên của người khác là cha hoặc mẹ thì phải nộp bản án hoặc quyết định công nhận cha hoặc mẹ…

+ Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.

+ Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên, chữ đệm.

Thủ tục xin thay đổi tên cho con

Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:

– Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận hồ sơ và thu lệ phí. Trong trường hợp phải xác minh viết biên nhận cho cá nhân hẹn ngày trả kết quả và thu lệ phí.

– Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.

Bước 3. Cá nhân nhận Quyết định cho phép thay đổi họ, tên, chữ đệm và bản chính Giấy khai sinh đã ghi chú mặt sau tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh để cán bộ hộ tịch cấp xã ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh lưu tại xã nội dung thay đổi họ, tên, chữ đệm.

Cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên

– UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);

– UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).

Lệ phí thay đổi họ tên

Lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

=> Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.

Ví dụ:

Tỉnh Quảng Ninh: Đối với việc thay đổi, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh cho người đủ 14 tuổi trở lên thì mức phí là 25.000 đồng/lần (thay đổi hoặc cải chính)

TP Hà Nội: Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND  Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, mức lệ phí thay đổi hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã là 5.000 đồng/ việc, mức lệ phí thay đổi hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện là 25.000 đồng/ việc. Các trường hợp đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; được miễn lệ phí khi đăng ký.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin đổi tên khai sinh”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023, các mẫu đơn pháp luật, … Rất hân hạnh được giải đáp cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Cha, mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?

Khi người con từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân đổi họ không cần sự đồng ý của cha, mẹ. Tuy nhiên, chỉ được đổi họ trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Riêng người con dưới 18 tuổi, khi đổi họ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và thể hiện rõ trong Tờ khai (theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Do đó, nếu cha hoặc mẹ người đó đã chết thì yêu cầu thay đổi họ của con dưới 18 tuổi sẽ không thực hiện được.
Đồng nghĩa, nếu cha hoặc mẹ mất thì không đổi được họ cho con dưới 18 tuổi còn nếu con đã từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể đổi được.

Cá nhân thay đổi tên trên giấy khai sinh có thể đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng đã được cấp hay không?

Căn cứ theo Điều 22 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về trường hợp được phép chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:
“Điều 22. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:
1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.”
Theo đó thì người đã làm thủ tục thay đổi tên trên giấy khai sinh của mình (cải chính hộ tịch) thì thuộc trường hợp được đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng.

Cha, mẹ nuôi có quyền đổi tên cho con nuôi không?

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con. Cha, mẹ nuôi có quyền thay đổi họ và tên cho con nuôi, trừ trường hợp con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của con nếu muốn thay đổi họ.
Không chỉ vậy, theo quy định tại điều 27 và 28 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên. Trong đó, có đề cập đến đối tượng con nuôi cùng cha, mẹ nuôi. Cụ thể, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên:
– Quyền thay đổi họ: Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi (điểm b khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015).
– Quyền thay đổi tên: Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt (điểm b khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015).

5/5 - (1 bình chọn)