Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh theo quy định Bảo hiểm y tế

184
Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh theo quy định Bảo hiểm y tế

Ngoài việc phải chú trọng trong việc phải có hiệu quả khám chữa bệnh, với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm” theo quy định của pháp luật hiện nay Nhà nước cũng đặt ra thứ tự về người bệnh được ưu tiên khám chữa bệnh trước. Khi đặt ra những thứ tự này thì có thể giúp những người đang có vấn đề nghiêm trọng có thể khám chữa kịp thời. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

Hiện nay tất cả mọi người đang có quan tâm nhiều hơn về sức khỏe của bản thân họ. Hoạt động khám bệnh, sau 13 năm Nhà nước cũng đã có những chính sach khám chữa bệnh mới cho người dân giúp họ có thể hưởng được những quyền lợi cửa chính mình. Khi có những chính sách mới này cũng tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam ta.

Tại Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như sau:

“Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.

5. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.”

Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh

Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh theo quy định Bảo hiểm y tế

Trong quá trình khám chữa bệnh, nếu như những bênh nhân đang có vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe thì cán bộ y bác sĩ phải tuân thủ thực hiện theo những nguyên tắc hành nghề được quy định trong luật. Có thể kể đến 1 trong những nguyên tắc hành nghề đó là về thứ tự khám chữa bệnh ưu tiên khám chữa bệnh cho những người thuộc diện đặc biệt. Cụ thể được quy định tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.”

Có thể thấy, những trường hợp được ưu tiên khám chữa bệnh là những chủ thể bị hạn chế về sức khỏe. Đối với những trường hợp này, khi được ưu tiên khám chữa bệnh, họ sẽ không mất quá nhiều thời gian chờ đợi; cùng với đó, việc chăm sóc sức khỏe của họ cũng sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi. 

– Như phân tích ở trên, với những trường hợp nhất định, các cá nhân thuộc trường hợp đó sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh. Song song với đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.

Xử phạt không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng được ưu tiên

Những nguyên tắc về việc hành nghề y bác sĩ được Nhà nước đặt ra dựa trên những quy chuẩn chung nhất về mặt đạo đức, cũng như thực tiễn, điều kiện sức khỏe của người bệnh. Việc áp dụng được những quy tắc này tại những cơ sở khám chữa bệnh cũng nhằm mục đích giúp hoạt động khám chữa bệnh diễn ra tuần tự, theo đúng quy trình: Người nào thuộc diện ưu tiên thì sẽ được khám chữa trước. Nhưng nếu như những cơ sở y tế mà không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng được ưu tiên cũng sẽ chiếu theo điều luật mà bị xử phạt.

Căn cứ Điều 25 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em như sau:

“Điều 25. Vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong chăm sóc sức khỏe sinh sấn, sức khỏe tình dục.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện, cản trở phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em;

b) Không chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của trẻ em;

c) Áp dụng phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em;

d) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.”

Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.”

Do đó, theo quy định trên những bác sĩ và y tá không ưu tiên khám chữa bệnh cho đối tượng ưu tiên thì mỗi người sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mời các bạn xem têm bài viết

Vấn đề “Thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt, hoặc các mẫu đơn, thông tin pháp lý khác. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Mã K1 có phải là mã bảo hiểm y tế ưu tiên không?

Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể: Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Nếu bạn đi triều trị nội trú trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh giống như khám chữa bệnh đúng tuyến. Nếu bạn chỉ khám bệnh trái tuyến bệnh viện tuyến trung ương sẽ không được BHYT chi trả chi phí khám bệnh.

Thân nhân công an được nhà nước cấp thẻ BHYT gồm những ai?

Căn cứ quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân
dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.”
Vậy thân nhân công an được nhà nước cấp thẻ BHYT bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; Vợ hoặc chồng; Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

5/5 - (1 bình chọn)