Quy định về cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật 2023

301
Quy định về cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật 2023

Trong cuộc sống hiện nay, luôn luôn có những biến động không ngừng nghỉ khiến cho con người gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tài sản. Chính vì vậy mà Nhà nước ta luôn khuyến khích cho người dân tham gia vào những loại bảo hiểm để có thể bảo đảm về tính mạng sức khỏe tài sản. Cùng với đó với đó là sự ra đời của bảo hiểm tài sản cũng với loại bảo hiểm dân sự  nhằm có thể đập tan nỗi lo ấy giúp mọi người có thể chủ động hơn trong vấn đề tài chính, tiết kiệm được tối đa chi phí khi có trường hợp phát sinh xảy ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về Cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tỷ lệ thương tật

Có thể hiểu rằng có mối liên quan giữa số tiền bảo hiểm và tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm, bởi vì tỷ lệ bồi thường trong bảo hiểm tai nạn thường được xác định dựa trên bảng tỷ lệ thương tật của công ty bảo hiểm. Mỗi công ty sẽ có một bảng tỷ lệ riêng, dẫn đến việc tỷ lệ bồi thường cũng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, khi tỷ lệ thương tật tăng lên, số tiền bồi thường trong bảo hiểm cũng sẽ tăng lên theo.

Xác định tỷ lệ thương tật và mức bồi thường thiệt hại

– Về tỷ lệ thương tật: Dựa theo khoản 2, khoản 3 , Điều 2, Luật giám định tư pháp 2012 quy định như sau:

“2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”

Cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật

Quy định về cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật 2023


Để xác định mức bồi thường dựa trên tỷ lệ thương tật phát sinh từ hành vi đánh nhau tại Việt Nam, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần hiểu rõ các quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, điều này được được quy định tại Điều 590 trong Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;

+ Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;

+ Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:

+ Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);

+ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

+ Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu sơ yếu lý lịch 2023 … Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Đánh người khác gây thương tích 18% bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Gây thương tích cho người khác do tình huống cấp thiết bồi thường như thế nào?

Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)