Cách làm giấy khai sinh không có tên cha năm 2023

227
Cách làm giấy khai sinh không có tên cha

Xin chào Tìm Luật, tôi có một vấn đề muốn được tư vấn. Tôi và người yêu tôi yêu nhau được 4 năm và có ý định cưới nhau năm nay và đã đăng ký kết hôn. Nhưng do một biến cố nên chúng tôi không cưới nhau nữa. Chúng tôi đang chuẩn bị ly hôn nhưng tôi phát hiện tôi có thai. Tôi muốn nuôi con một mình và muốn không cho người yêu tôi đứng tên trên giấy khai sinh. Tìm luật có thể tư vấn Cách làm giấy khai sinh không có tên cha như thế nào được không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

Quy định về trường hợp khai sinh không có tên cha

Giấy khai sinh là giấy tờ công dân gốc của cá nhân; mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân đều có các thông tin về họ, tên đệm, họ, ngày, tháng, năm, ngày sinh; giới tính; quốc gia; quốc tịch; quê hương; Nếu nội dung hồ sơ, giấy tờ tùy thân khác với nội dung giấy khai sinh của người đó thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ cho phù hợp với nội dung giấy khai sinh.

Mời bạn xem thêm: Các bước làm thủ tục trích lục giấy khai sinh

Theo quy định tại điều 15 nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số điêu và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì trong trường hợp khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha mẹ thì:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

+ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

+ Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

+ Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

+ Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

Như vậy hoàn toàn có thể khai sinh cho con mà không cần ghi họ và tên cha trong giấy khai sinh và trình tự thực hiện việc này tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mời bạn xem thêm: bản mẫu đơn ly hôn thuận tình được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Quy định về trường hợp khai sinh không có tên cha

Cách làm giấy khai sinh không có tên cha năm 2023

Ngày nay, trường hợp đăng ký khai sinh không có tên cha rất phổ biến. Đó có thể là người phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân sinh con hay một cặp đôi yêu nhau nhưng không kết hôn, hoặc trường hợp một đứa trẻ bị bỏ rơi không xác định được cha mẹ.

Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 1 điều 16 Luật hộ tịch quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con:

“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”

Theo đó, dù đứa trẻ có cha hay không có cha thì vẫn được làm giấy khai sinh bình thường và khi đi đăng kí khai sinh cần:

Nộp tờ khai theo mẫu quy định;

Giấy chứng sinh ( trường hợp không có giấy chứng sinh thì cần có văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).

Bên cạnh đó, theo khoản 2 điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ – CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch: 

“Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con.

Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Quy định về trường hợp khai sinh không có tên cha

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

 Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.

Cuối cùng, cán bộ tư pháp cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Cách làm giấy khai sinh không có tên cha năm 2023” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký khai sinh cho con ở đâu?

Trường hợp 1: Thẩm quyền đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh đối với những trường hợp bình thường sẽ là Ủy Ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cha, mẹ bé cư trú hoặc nơi cư trú của một trong hai người đối với trường hợp cha và mẹ bé có khác nơi cư trú.
Trường hợp 2: Thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Trường hợp này được xác định khi cha, mẹ của trẻ là người không quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi đó, việc đăng ký khai sinh sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dan cấp quận, huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Trường hợp 3: Trẻ bị bỏ rơi. Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi thì Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi phát hiện trẻ bị bở rơi sẽ có trách nhiệm niêm yết thông tin trong vòng 7 ngày để tìm cha mẹ đẻ của bé. Nếu không có thông tin về cha mẹ của bé thì tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ sẽ đăng ký khai sinh cho bé tại địa phương đó.
Trường hợp 4: Trường hợp trẻ em chưa xác định được cha mẹ thì Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thời hạn làm giấy khai sinh cho con là bao lâu?

Cụ thể tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

5/5 - (1 bình chọn)