Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào?

85
Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào

Bất động sản luôn là chủ đề nóng và giá nhà đất cũng luôn biến động không ngừng. Tuy nhiên, nếu đất nằm trong quy hoạch mà mảnh đất đó đã có kế hoạch sử dụng đất, thì khi thu hồi đất thì sẽ được đền bù. Trong hầu hết các trường hợp, người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo giá do nhà nước quy định. Nếu Nhà nước thu hồi đất thì người dân được bồi thường diện tích đất đã bị thu hồi. Các trường hợp được bồi thường giải phóng mặt bằng theo luật hiện hành. Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Giải phóng mặt bằng là gì?

Có thể hiểu giải phóng mặt bằng đó là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng và các bộ phận dân cư trên một khu đất cụ thể đã được quy hoặc để cải tạo hoặc xây dựng mới.

Giải phóng mặt bằng thường được thực hiện khi thực hiện một dự án quy hoạch sử dụng đất cho một cùng đất. Vận động người dân giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để thu hồi đất làm khu dân cư và an ninh/quốc phòng. Điều này bảo vệ lợi ích của toàn bộ nhà nước và ngăn ngừa nhiều rủi ro cho người dân. Ngược lại, người dân phải chịu chính sách thu hồi đất của nhà nước để đảm bảo nơi tái định cư cho người dân nếu người dân đồng ý với quyết định thu hồi đất của nhà nước. Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp phải cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và người dân. Nếu không xử lý khéo léo, triệt để vấn đề này thì mâu thuẫn sẽ kéo dài.

Trường hợp thu hồi đất

Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp cần thiết phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất nhằm đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, trả lại phần tương xứng với giá trị phần diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất đang cư trú ổn định. Hoạt động bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi, trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: giá trị bằng tiền, bằng vật chất khác, do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể đối với một diện tích đất xác định.

Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp :

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai ;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào

Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào?

Bảng giá đất và giá đất cụ thể được quy định tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 như sau

  • – Về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cứ cho người dân, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban Nhân dân cùng cấp phê duyệt.
  • – Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

Việc giải phóng mặt bằng thì người dân luôn quan tâm hơn hết đó là chi phí và quyền lợi mà mình được nhận đền bù là bao nhiêu. Mức đến bù giải phóng mặt bằng này được pháp luật quy định khác nhau qua hai trường hợp đất thu hồi như sau :

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng tính theo giá Nhà nước :

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng trong những trường hợp nhà nước thu hồi đất chi mục đích chung được quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013 về tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 5 – Điều 4 của Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất như sau :

Giá trị của thửa đất cần định giá ( 01m2 ) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất

( Hệ số điều chỉnh giá đất khi tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp dẫn tỉnh quyết định. Tuy nhiên đối với hệ số điều chỉnh này mỗi dự án tại thời điểm Nhà nước thu hồi khác nhau sẽ có mức điều chỉnh là khác nhau. Vì vậy, nếu là người trong diện được đền bù giải phóng mặt bằng trừ khi gia đình bạn nắm được hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm thu hồi mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thì mới có thể tính cụ thể được 01m2 đất được đến bù bao nhiêu. Sau khi tính được 01m2 đất thì áp dụng công thức :

Mức giá bồi thường = Mức giá đất (01m2) x diện tích đất đang sử dụng.

Cần lưu ý đó là đối với 63 tỉnh thành trên cả nước, Nhà nước quy định bảng giá bồi thường là khác nhau như khu vực thành phố, khu vực nông thôn.

Tiền bồi thường được tính theo giá thoả thuận

– Trường hợp áp dụng

Theo Điều 73 Luật Đất đai 2013, chủ đầu tư được sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

+ Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Giá chuyển nhượng, giá thuê đất do các bên thỏa thuận

Đây là trường hợp người sử dụng đất (chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân) chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bán), cho nhà đầu tư thuê quyền sử dụng đất trong một thời hạn nhất định để sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? đã được Tìm luật cung cấp thông tin qua bài viết. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý khách hàng như mẫu đơn ly hôn thuận tình ly hôn mẫu đơn khác hay các thông tin pháp lý khác.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất giải phóng mặt bằng?

Thẩm quyền thu hồi đất giải phóng mặt bằng được xác định:
UBND cấp tỉnh: Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
UBND cấp huyện: Đối với trường hợp thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt Nam đang ổn định gia đình tại nước ngoài.

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm có những khoản nào?

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau:
Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.
Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:
a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;
b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.
Như vậy, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.

5/5 - (1 bình chọn)