Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu?

126
Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu?

Cưỡng chế thu hồi đất là thủ tục mà đối tượng bị thu hồi đất không tự nguyện giao đất, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất theo quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế thu hồi đất. ban hành. Vì nhiều tác nhân cần tham gia vào việc tổ chức miền nổi tiếng, nên cần có tiền để trả cho những người tham gia vào miền nổi tiếng bắt buộc. Bài viết tiếp theo Tìm luật giải đáp về chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu ở dưới đây.

Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất

Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiểu đơn giản chính là những chi phí cần phải trả khi thực hiện hoạt động cưỡng chế thu hồi đất. Hoạt động thu hồi đất nói chung và cưỡng chế thu hồi đất nói riêng cần huy động nhiều nhân lực tham gia và nó cũng phải trải qua những giai đoạn nhất định. Những chi phí phát sinh trong hoạt động cưỡng chế thu hồi đất được liệt kê tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT- BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gồm:

  • Chi phí thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán;

– Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;

– Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng;

– Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

Đây là những chi phí cần thiết để chi trả cho hoạt động cưỡng chế thu hồi đất, nó phát sinh từ các hoạt động thực tiễn trong cưỡng chế thu hồi đất như hoạt động thông báo, tháo dỡ tài sản, bảo quản tài sản, quay phim, chụp ảnh,…

Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu?

Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu?

Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT- BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định như sau: ” 3. Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung.”

Từ quy định trên, thì có thể thấy nguồn kinh phí để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được lấy từ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. Nên chủ thể chịu chi phí cưỡng chế thu hồi đất sẽ do chủ đầu tư dự án chi trả, ngân sách chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất lấy từ ngân sách của dự án. Chủ thể bị cưỡng chế thu hồi đất không phải chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất vì hầu hết trong các trường hợp thu hồi đất, thì những chủ thể bị cưỡng chế thu hồi đất chính là những người bị thiệt hại trực tiếp và nặng nề vì việc thu hồi đất, việc chủ dự án phải chịu chi phí cưỡng chế thu hồi đất là một cách để san sẻ những gánh nặng, thiệt hại mà người bị thu hồi đất phải chịu khi bị cưỡng chế thu hồi đất.

Mức kinh phí cưỡng chế thu hồi đất được xác định tối ta bằng 10%  kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án đầu tư.

Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất thực hiện thế nào?

Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013, quá trình cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện như sau:

Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế

Theo đó:

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành: Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

– Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu?” hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp được phép thu hồi đất theo luật đất đai?

Người sử dụng đất được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất phải thuộc một trong các các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Người sử dụng đất có nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quy định của pháp luật về việc giao lại đất, Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Điều kiện nào để tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

5/5 - (1 bình chọn)