Chi phí thẩm định giá nhà đất xác định như thế nào?

569
Chi phí thẩm định giá nhà đất xác định như thế nào

Nhiều người bán muốn định giá nhà đất của họ để phản ánh giá trị của tài sản và đưa ra mức giá đủ hấp dẫn để thu hút nhiều người mua nhà. Trong thế giới ngày nay, thông tin ngày càng trở nên sẵn có, giúp mọi người có thể đưa ra quyết định của mình một cách nhanh chóng và chính xác. Chi phí thẩm định giá nhà đất xác định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Định giá nhà đất là gì?

Định giá nhà đất là việc xác định giá trị của nhà đất bằng tiền tại một thời điểm nhất định mà giá nhà phụ thuộc vào các yếu tố sau: vị trí, khu vực, điều kiện kinh tế của khu vực, thời điểm, chính sách pháp lý, thị trường và các vấn đề xã hội.

Chủ sở hữu có thể đưa ra ước tính của riêng họ, nhưng những mức giá này không bắt buộc về mặt pháp lý. Một đánh giá được coi là đúng nếu đáp ứng các tiêu chí đánh giá và được thị trường chấp nhận. Nếu việc định giá không phù hợp thì chủ sở hữu phải điều chỉnh lại việc định giá cho đến khi đạt được thỏa thuận và thống nhất với người mua và thị trường.

Chi phí thẩm định giá nhà đất bao nhiêu tiền?

Đối với tài sản thông thường

Phí thẩm định xác định bằng 0,5% tổng giá trị tài sản và mức thấp nhất cho mỗi đơn vị tài sản là 500 nghìn đồng.

Đối với những tài sản đặc thù

Thẩm định giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại, giá trị tài sản vô hình, thẩm định dự án, thẩm định vật tư thiết bị đặc thù … phí thẩm định tính bằng 1% giá trị tài sản và mức thấp nhất cho mỗi danh mục tài sản là 10.000.000 đồng.

Chi phí thẩm định giá nhà đất xác định như thế nào

Chi phí thẩm định giá đất để xác định giá khởi điểm có nằm trong nội dung chi cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất không?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 48/2017/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Nội dung chi cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất

1. Nội dung chi của cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất:

a) Chi phí thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xác định giá khởi điểm;

b) Chi phí thẩm định giá đất để xác định giá khởi điểm;

c) Chi phí hợp lệ khác có liên quan.

2. Nội dung chi của cơ quan được giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất:

a) Chi phí cho việc đo vẽ, phân lô, xác định mốc giới;

b) Chi phí lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất;

c) Chi phí lập hồ sơ địa chính để đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá;

d) Chi phí tổ chức lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;

đ) Chi phí thực hiện các thủ tục bàn giao đất và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan cho người trúng đấu giá để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

e) Chi trả thù lao dịch vụ đấu giá cho tổ chức đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá và mức chi quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

g) Chi phí hợp lệ khác có liên quan.

3. Nội dung chi của Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất:

a) Chi phí lập hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất (bao gồm cả chi phí xây dựng Quy chế cuộc đấu giá);

b) Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;

c) Chi phí bán và nhận hồ sơ cho người tham gia đấu giá;

d) Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;

đ) Chi phí tổ chức cuộc đấu giá (bao gồm cả chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp cơ quan được giao xử lý việc đấu giá không bố trí được địa điểm bán đấu giá; chi thuê trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức cuộc đấu giá trong trường hợp cuộc đấu giá thực hiện theo hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức đấu giá để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Đấu giá tài sản);

e) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.”

Theo đó, trong nội dung chi của cơ quan được giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất có chi cho chi phí thẩm định giá đất để xác định giá khởi điểm.

Tìm luật đã trình bày thông tin về vấn đề Chi phí thẩm định giá nhà đất” ở bên trên đây. Chúng tôi cung cấp một số mẫu đơn như mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý, giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Định giá nhà đất để làm gì?

Hầu hết những người quan tâm đến việc định giá nhà đất đều hướng đến các mục đích sau:
+ Định giá nhà đất để bảo toàn bất động sản
+ Định giá nhà đất để mua bán, chuyển nhượng bất động sản
+ Định giá nhà đất khi muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất
+ Định giá nhà đất để làm cơ sở bồi thường
+ Định giá nhà đất để thế chấp vay vốn
+ Định giá bất động sản làm cơ sở cho bảo hiểm
Ngoài ra, còn phục vụ cho các mục đích khác như: một số doanh nghiệp cần dữ liệu để lập báo cáo tài chính, hạch toán kế toán, thanh lý tài sản hoặc bán đấu giá bất động sản.

Ai được giao nhiệm vụ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất?

Tại Điều 6 Thông tư 48/2017/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 6. Mức chi cho hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất
1. Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì mức chi thực hiện theo quy định.
2. Đối với các khoản chi chưa có quy định về tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện như sau:
a) Mức chi thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xác định giá khởi điểm thực hiện theo hợp đồng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá khởi điểm và tổ chức tư vấn xác định giá đất được lựa chọn theo quy định của pháp luật;
b) Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, thủ trưởng cơ quan được giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất quyết định cụ thể mức chi đối với các khoản chi khác chưa có quy định về tiêu chuẩn định mức, đơn giá đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)