Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp?

110
Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp

Định giá bất động sản là ước tính giá trị của bất động sản tại một thời điểm cụ thể, trong đó giá đất được xác định bởi các yếu tố như vị trí, diện tích, thời gian, chính trị pháp lý, điều kiện kinh tế địa phương, thị trường và các khía cạnh xã hội. Chủ sở hữu có thể đưa ra ước tính của riêng họ, nhưng những mức giá này không bắt buộc về mặt pháp lý. Một đánh giá được coi là đúng nếu đáp ứng các tiêu chí đánh giá và được thị trường chấp nhận. Vậy Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Các loại đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm:

+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;

+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp

Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp

Hiện nay, có nhiều cách định giá khác nhau. Người định giá đất sẽ áp dụng cách định giá đất phù hợp theo nhu cầu cũng như mục đích của mình. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, có 05 cách định giá đất như sau:

Phương pháp so sánh trực tiếp: Là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

Phương pháp chiết trừ: Phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

Phương pháp thu nhập: Là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

Phương pháp thặng dư: Phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất: Là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Từ đó có thể nhận thấy định giá đất nông nghiệp cũng sẽ có 5 cách định giá như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất đất trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối; đất rừng sản xuất là rừng trồng của cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng (mua bán) nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

+ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

+ Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.

–  Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Vấn đề Có bao nhiêu cách định giá đất nông nghiệp?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi cung cấp một số mẫu đơn như điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý, giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Định giá đất qua bảng giá đất địa phương như thế nào?

Sau khi tìm được vị trí nhà đất, bạn cần dành chút thời gian rảnh rỗi để tham khảo bảng giá đất mới nhất do cơ quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giá cả thị trường bất động sản dựa trên thông tin từ các ngân hàng, công ty bất động sản hoặc các trang web định giá nhà đất online nổi tiếng.

Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất ở hay không?

Câu trả lời là có. Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên các căn cứ sau:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)