Download mẫu đơn xin xác nhận công tác

95
Download mẫu đơn xin xác nhận công tác

Trong đời sống hàng này hiện nay thì đơn xin xác nhận công tác thì ngày càng được người lao động sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Mẫu đơn xin xác nhận công tác có tính thuận tiện và đơn giản và được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Vậy mẫu đơn xác nhận công tác như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo và download mẫu đơn xin xác nhận công tác qua bài viết dưới đây của Tìm Luật nhé

Đơn xin xác nhận công tác là gì?

Đơn xin xác nhận công tác hay còn gọi là thư xác nhận nơi làm việc là văn bản chứng minh nơi làm việc của một nhân viên tại một đơn vị nhất định. Những văn bản này dễ dàng được đại diện cơ quan ký hơn so với xác nhận lương hàng tháng hoặc xác nhận thu nhập.

Đơn xin xác nhận công tác là một văn bản chứng nhận từ cơ quan, tổ chức mà người lao động đang làm việc để xác minh rằng người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp đó với vị trí và thời gian công tác cụ thể.

Đơn xin xác nhận công tác thường được yêu cầu trong nhiều tình huống khác nhau như:

  • Xin vay vốn: Khi bạn cần vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, giấy xác nhận công tác có thể được yêu cầu để xác minh thu nhập và tình trạng việc làm của bạn.
  • Xin visa: Khi bạn định xin visa du lịch, học tập hoặc làm việc tại một quốc gia khác, giấy xác nhận công tác có thể được yêu cầu để chứng minh mục đích và thời gian công tác tại công ty hiện tại.
  • Xin nghỉ phép: Trong trường hợp bạn muốn xin nghỉ phép từ công ty, giấy xác nhận công tác có thể được yêu cầu bởi nhà quản lý để xác nhận vị trí và thời gian công tác của bạn trong quá trình xét duyệt nghỉ phép.
  • Xin công việc mới: Khi bạn đang tìm kiếm việc làm mới, giấy xác nhận công tác có thể là một phần quan trọng của hồ sơ ứng tuyển để chứng minh kinh nghiệm và thời gian làm việc tại công ty trước đây,…

Do đó, nếu người lao động cần thông tin chi tiết về quy trình xin xác nhận công tác, hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận nhân sự hoặc người quản lý của công ty, tổ chức hoặc tổ chức nơi mà bạn đang công tác.

Download mẫu đơn xin xác nhận công tác

Download mẫu đơn xin xác nhận công tác

Đơn xin xác nhận công tác được dùng để chứng minh thời gian làm việc và kinh nghiệm làm việc của một người trong công ty. Sau đó chứng minh kinh nghiệm làm việc của người lao động để họ dễ dàng nhận việc từ công ty khác. Đây là một trong những tài liệu cần thiết để nộp đơn xin việc.

Giấy xác nhận công tác chỉ xác nhận thông tin cá nhân, đơn vị công tác, công việc hiện tại mà không xác nhận về lý lịch nơi cư trú hay là các vấn đề liên quan đến tiền lương thu nhập. Bên cạnh đó thì xác nhận thời gian làm việc là một quyền lợi chính đáng của người lao động, chính vì vậy đại diện cơ quan doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký xác nhận cho người lao động, nó không khó khăn như việc thực hiện xác nhận thu nhập bởi nó còn liên quan đến việc bảo mật thông tin và sự cạnh tranh trong thị trường lao động.

Khi yêu cầu giấy xác nhận công tác, thông thường bạn sẽ cần cung cấp thông tin như tên của bạn, chức vụ hiện tại, thời gian bạn đã làm việc tại công ty và mục đích sử dụng giấy xác nhận . Cung cấp đầy đủ thông tin sẽ giúp đảm bảo giấy xác nhận được lập theo yêu cầu của bạn.

Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận công tác

Cách viết đơn xin xác nhận công tác khá đơn giản. Bạn đọc có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

(1) Phần này ghi tên Giám đốc, trưởng phòng,.. người đứng đầu nơi người lao động làm việc

(2) Người khai ghi cụ thể địa chỉ nơi đăng ký thường trú/tạm trú của mình: xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Ghi rõ tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

(4) Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

(5) Ghi số điện thoại cố định của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

(6) Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của người khai.

(7) Ghi cụ thể chức danh, chức vụ của người khai: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, chuyên viên,…

(8) Nếu không làm việc theo một trong những hợp đồng nêu trên, người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình: hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng cộng tác viên,…

(9) Trong quá trình làm việc, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, người lao động có thể được thuyên chuyển, điều động làm việc ở nhiều ví trí, nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, người khai nên ghi chi tiết thời gian làm việc cho từng vị trí, bộ phận.

(10) Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, có thể là: xác nhận kinh nghiệm làm việc, chứng minh tài chính, làm hồ sơ du học, làm visa du lịch, vay vốn ngân hàng,…

Vấn đề “Download mẫu đơn xin xác nhận công tác” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Công tác bao nhiêu năm thì được nghỉ hưu?

Hiện nay luật không quy định công tác bao nhiêu năm mới được nghỉ hưu mà theo độ tuổi. Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ là 56 tuổi Theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, để được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng, ngoài điều kiện về tuổi, người lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên (trừ trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ cần đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm trở lên).

Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu, cụ thể như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)